Tìm kiếm: nông-dân-sản-xuất
Ông Nguyễn Minh Lý, ngụ ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nuôi thử nghiệm mô hình nuôi gà ta thả vườn bằng thảo dược. Đây là mô hình chăn nuôi khá độc đáo và mang lại hiệu quả, chất lượng rất tốt cho đàn gà nuôi.
Sau 10 năm làm công nhân, năm 2013, anh Phan Long Giang (SN 1982), ngụ ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trở về với quyết tâm làm giàu từ đồng ruộng.
Thay vì trồng tự phát, người nông dân xã Đức Chính (Cẩm Giàng, Hải Dương) tham gia vào các mô hình liên kết trồng cà rốt rồi xuất đi các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... dù thị trường xuất khẩu thời gian này chịu tác động tiêu cực từ Covid-19.
Những năm gần đây, nông dân tại huyện vùng sâu M’Đrắk (Đắk Lắk) đã chuyển đổi nhiều diện tích đất sang trồng cây sả theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời liên kết trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo trên vùng đất khó.
Nhờ sự nỗ lực trong phát triển sản xuất, chú trọng khoa học – kỹ thuật và an toàn lao động (ATLĐ), tháng 6/2019, bưởi da xanh - sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể.
Phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất cây trồng theo tiêu chuẩn GAP, bảo vệ môi trường gắn với việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là cơ sở bảo đảm cho nông sản Gia Lai đủ sức cạnh tranh ở các thị trường khó tính.
DNVN - Mặc dù ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong năm 2019 như mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông… nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong thời gian tới, các cấp chính quyền Kiên Giang sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ dân và các doanh nghiệp ngành nông nghiệp phát triển.
Nho Ninh Thuận, làng thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp là những tên tuổi tiêu biểu trong chương trình OCOP của tỉnh Ninh Thuận vốn đang đối mặt trước bài toán gia tăng giá trị sản phẩm.
Là một thành phần quan trọng đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế, các HTX ở Hậu Giang không chỉ góp phần thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà còn chủ động phát triển sản xuất an toàn để bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao thu nhập cho người dân.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển sâu rộng và từng bước nâng cao về số lượng lẫn chất lượng.
Từ bàn tay trắng, lão nông Võ Minh Trúc vươn lên làm giàu trên mảnh đất Thiên Lộc, nơi có hàng trăm người đang lao động ở châu Âu.
Những năm gần đây, mô hình trồng chuối cấy mô trên đất phèn được nông dân An Giang lựa chọn, mô hình này cho thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Mô hình liên kết trồng khoai tây theo hướng hàng hóa gắn với an toàn lao động (ATLĐ) giữa người nông dân và các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn xã Thanh Hải, huyện Tri Tôn, tỉnh Hà Nam đang cho hiệu quả cao, có triển vọng rất lớn để nhân rộng.
Ở xã vùng sâu Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng biết đến bà Huỳnh Kim Lam, chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam. Doanh nghiệp của bà đã tận dụng cọng lục bình, thứ bỏ đi của vùng đất bưng biền, qua bàn tay khéo léo của công nhân làm ra sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao.
Sự đồng hành của địa phương cùng các HTX, tổ hợp tác nông nghiệp đang giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Phong Điền (Thừa thiên – Huế) phát huy hiệu quả của mô hình sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ, với những lợi ích vượt trội về môi trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo