Tìm kiếm: nợ-BHXH

(DNVN) - Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, ước đến hết tháng 11/2015, số thu BHXH, BHYT là 187,6 nghìn tỷ đồng, đạt 92,1% so với kế hoạch (trong đó: thu BHXH là 127,8 nghìn tỷ đồng; thu BH thất nghiệp là 8,8 nghìn tỷ đồng; thu BHYT là 51 nghìn tỷ đồng).
Nhiều chủ doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH rồi “bặt vô âm tín” khiến công nhân mất trắng quyền lợi. “Chúng tôi túc trực ngày đêm hy vọng cơ quan chức năng sẽ tìm ra cách giải quyết, buộc giám đốc phải trả lương. Chúng tôi không đồng ý với cách giải quyết là “hướng dẫn công nhân kiện ra tòa”, bởi kiện ra tòa là coi như bỏ”, chị Nguyễn Thị Ánh - CN Cty WTJ Vina (Q.12, TPHCM) - nói.
Chỉ một nửa số DN đang hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, tình trạng nợ, chiếm dụng tiền xảy ra phổ biến… là những nguyên nhân khiến quỹ bảo hiểm có thể mất cân đối vào năm 2021. Vì vậy, việc bổ sung tội danh vi phạm về BHXH, BHYT vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi) để có cơ sở xử lý tổ chức, đơn vị cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là yêu cầu cần thiết.
Hàng loạt “đại gia” trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nợ đọng, chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội khiến các quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường và “bình chân như vại”, trong khi cơ quan hữu trách dường như bất lực...
Theo BHXH Việt Nam, trong năm 2014, tình trạng doanh nghiệp (DN) nợ đọng BHXH vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nhiều “chúa chổm” nợ BHXH với số tiền rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động (NLĐ).

End of content

Không có tin nào tiếp theo