Tìm kiếm: phá-rừng
Ngày 28/6, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Bình Định đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Văn Thiệt (SN 1962, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cùng đồng bọn về tội “Hủy hoại rừng” vì vắng mặt nhân chứng và người bào chữa cho các bị cáo.
Hàng trăm ha rừng phòng hộ bị phá, bị chặt, bị đốt trụi…nhưng dường như không hề vấp phải bất cứ rào cản nào. Thậm chí khi cùng phóng viên đi thực tế, kiểm lâm còn tỏ ra bất ngờ không nghĩ diện tích rừng bị hủy diệt lại nhiều đến như vậy (!?).
>> Tan hoang những cánh rừng phòng hộ... không còn cây!
Tình trạng phá rừng tại tỉnh Đăk Lăk lại nóng lên, khi chỉ trong vòng 1 ngày, lực lượng kiểm lâm huyện Krông Ana đã phát hiện liên tiếp 2 vụ hủy hoại rừng nghiêm trọng.
Sáng 9/6, ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết, Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện này vừa thi hành kỷ luật 2 cán bộ vì để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép trên địa bàn.
Sáng 8/6, Hội đồng xét xử Tòa án quân sự Khu vực I - Quân Khu 5 đã tuyên án 4 năm tù về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đối với bị cáo Lê Xuân Chính - cựu đại úy, phó trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Cán bộ đồn biên phòng ở Quảng Nam bị cáo buộc câu kết để lâm tặc khai thác trái phép 37 cây gỗ pơ mu ở biên giới Việt Lào.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bắc Kạn phải xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Trước việc hơn 10ha rừng bị lấn chiếm, đốt phá tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, huyện Krông Ana (Đắk Lắk), 4 cán bộ kiểm lâm của Ban quản lý Khu bảo tồn đã bị kỷ luật.
(DNVN) - Không chỉ để xảy ra tình trạng phá rừng nghiêm trọng, một số lãnh đạo của xã An Thắng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn còn trực tiếp chỉ đạo cho người thân tham gia phá rừng khiến hơn 13ha rừng tự nhiên bị mất trắng.
Rừng phòng hộ ngang nhiên bị tàn phá, biến thành nương rẫy, vườn cây để công khai mua bán trao tay là thực tế đang diễn ra tại rừng phòng hộ Hàm Thuận, Bình Thuận.
Ngày 10/5, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã ký Công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng trái pháp luật. Nội dung công điện đề cập, các vụ vi phạm còn chậm bị phát hiện, xử lý; thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ,...
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính riêng tháng 4/2018, cả nước đã xảy ra 200 vụ phá rừng (giảm 146 vụ, tương ứng giảm 42% so với tháng 4/2017). Tình trạng phá rừng trong tháng 4/2018 xảy ra chủ yếu tại huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên và tỉnh Đắk Nông.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi, quản lý, bảo vệ rừng và quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
Bộ Công an phát hiện một bãi gỗ với số lượng lớn nằm sát đồn biên phòng, giữa Vườn quốc gia Yok Đôn. Lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết đây là vụ phá rừng có quy mô lớn.
Nguồn tin từ Huyện ủy Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết: Do liên quan công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quản lý đất đai, rừng phòng hộ ven biển và nuôi tôm trái quy hoạch diễn ra ồ ạt thời gian qua, mới đây, nhiều cán bộ lãnh đạo từ cấp xã đến phòng ban cấp huyện tại Phú Lộc đã bị xử lý kỷ luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo