Tìm kiếm: phát-quang

Có lẽ chỉ Tây Nguyên mới có mùa lễ tết kéo dài hằng tháng gọi là mùa Ăn năm uống tháng, mùa con người sống hết mình, nồng nàn, đắm đuối với nhau, với thần linh và bao la đất trời. Đêm dường như bất tận, ngày cứ dài miên man với sinh hoạt cộng đồng tưng bừng, độc đáo.
Khu vực rừng tại xã Đắk Ang, nằm ráp ranh giữa ba huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông - Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) đang bị “lâm tặc” ngang nhiên tàn phá. Tiếng cưa máy cắt gỗ gầm rú, tiếng cây gỗ đổ ầm ầm vang cả góc trời mà lực lượng chức năng chẳng hề hay biết(?!).
Từ khi các thương lái miền Bắc vào, cây dổi tại rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đăk Lăk) bị tàn phá nặng nề để lấy hạt. Mỗi tạ hạt dổi bán tại cửa rừng với giá 50 triệu đồng, còn vận chuyển ra miền Bắc thì lên tới 250 triệu đồng.
“Vàng đen” - hạt của cây gỗ dổi - không xa lạ với ẩm thực Tây Bắc, đặc sản này được sử dụng làm gia vị cho các món thịt nướng, thịt hầm, giã nhỏ trộn với muối hoặc làm nước chấm... ngon tuyệt. Khi cây dổi ở núi rừng Tây Bắc đã bị khai thác cạn kiệt, gần đây người ta phát hiện”vàng đen” có mặt ở Tây Nguyên, thế là đến lượt các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tỉnh Đắc Lắc lâm nguy.
Một số giả thuyết như: thời tiết năm nay ấm áp hơn, thuận lợi cho rắn sinh sản (rắn thường giao phối vào khoảng tháng 3-5, sinh sản từ tháng 8 đến tháng 11). Cũng có thể do nguồn thức ăn dồi dào hơn và sinh cảnh sống phù hợp đã kích thích sự phát triển của rắn lục, đặc biệt là ở các khu dân cư ven rừng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo