Tìm kiếm: phát-thải-thấp”
DNVN - Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phụ trách Văn phòng ĐBSCL tại Cần Thơ, chính sự canh tác liên tục, sử dụng giống, phân bón, tưới tiêu quá độ… là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động canh tác trở nên kém hiệu suất và gia tăng phát thải khí nhà kính.
DNVN - Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ giảm 403,5 triệu tấn CO2 tương đương 400 triệu tín chỉ carbon. Với mức giá trung bình khoảng 5 USD/tín chỉ, khoản thu này có thể lên tới 2 tỷ USD. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ góp khoảng 10 triệu tín chỉ carbon từ trồng lúa phát thải thấp.
Sau khi thực hiện thí điểm Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, từ những kết quả tích cực ban đầu, nhiều nông dân ủng hộ, tự tin hơn khi tham gia thực hiện Đề án. Sắp tới, nhiều địa phương sẽ mở rộng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải.
Cùng với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương ở phía Bắc sông Hậu cũng đang triển khai thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Tại các địa phương, một số diện tích lúa thí điểm thực hiện Đề án đã được thu hoạch, bước đầu, đạt những kết quả phấn khởi.
Chiều 10/12, tại Sóc Trăng, báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt". Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành lúa gạo Việt Nam đang đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.
Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan từ ngày 11-22/11, các quốc gia đã nhất trí về những quy tắc cho thị trường carbon toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
DNVN - Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 30/11 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài.
Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam đạt 73 điểm, cao hơn mức trung bình toàn cầu, và đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á.
DNVN - Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề về nguồn vốn sẽ bảo đảm không thiếu hụt cho các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như nông dân.
DNVN - Nhằm tháo gỡ và huy động nguồn lực tín dụng cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngày 18/11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”.
DNVN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, để phát triển nông nghiệp xanh, ngành nông nghiệp phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.
DNVN - “Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024, đạt 6 kết quả và thông điệp chính. Những nội dung này sẽ được tập hợp để xây dựng, hoàn thiện báo cáo đệ trình Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững cho khu vực”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa thông tin.
DNVN - Tại diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long Lần II năm 2024, tỉnh Đồng Tháp đã khởi xướng sáng kiến thành lập “Mạng lưới Chuyển đổi xanh Mekong” với mục tiêu hình thành lực lượng, đẩy mạnh hợp tác công - tư, góp phần hiện thực hóa các giải pháp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh.
DNVN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, ngành ngân hàng đã triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi và cũng mong muốn có những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ. Qua đó, tạo ra hiệu ứng tốt hơn cho đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nhất là cho người thụ hưởng là các thành viên tham gia chuỗi liên kết.
DNVN - Một trong những điểm mấu chốt nhất để phát triển thị trường tài chính xanh là phải ban hành danh mục phân loại xanh nhằm bảo đảm việc thực hiện thống nhất từ tín dụng xanh cho đến phát triển tài chính xanh, thậm chí là các cơ chế ưu đãi xanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo