Tìm kiếm: phát-triển-công-nghiệp-hỗ-trợ

Nhiều "ông lớn" dời đại bản doanh khỏi thị trường Trung Quốc và “nhắm” sang Việt Nam. Sau Google chọn Bắc Ninh để đầu tư sản xuất Pixel, Amazon và Home Depot cũng đang tăng cường tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam. Và đến nay, Apple quyết định di dời một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam.
Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Giờ là lúc lò xo bị nén lại sẵn sàng để bung ra. Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%. Các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp”.
DNVN - Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) đề xuất nhà nước cần thúc đẩy phát triển các tập đoàn nội địa sản xuất sản phẩm cuối cùng, các tổ hợp doanh nghiệp, các cụm liên kết công nghiệp (Industrial Cluster) để làm chủ “cuộc chơi” công nghiệp chế tạo và có thể ưu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam khi cung ứng.
DNVN - Theo Bộ Công Thương, bên cạnh chính sách hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất tại dự thảo Nghị định về hỗ trợ các DN đang được Bộ Tài chính xây dựng, Chính phủ cần chỉ đạo có các hỗ trợ mạnh hơn, theo đó, cần xem xét miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DNNVV chứ không chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế.
Tác động của dịch Covid-19 đang khiến mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm 2020 của Việt Nam có nguy cơ đổ vỡ. Việt Nam cần có chiến lược giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường để vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, vừa tăng giá trị gia tăng.
Sau Trung Quốc, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc khiến cho các ngành điện thoại, điện tử, ô tô thêm lo lắng khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước này. Trong khi đó, việc tự chủ nguồn nguyên liệu nội địa với các nhà sản xuất ở Việt Nam xem ra còn xa vời.
DNVN - Theo ông Nobufumi Miura - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), để tăng cường thu hút các cơ sở sản xuất ở nước ngoài và tạo nên những bước phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất, cần khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Sản phẩm giày dép sản xuất ở Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước, trong đó thị trường EU và Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Với tốc độ tăng trưởng hai con số, dự báo năm 2020, Việt Nam tiếp tục là điểm đến sản xuất của các thương hiệu giày dép hàng đầu thế giới.
DNVN - Công nghiệp hỗ trợ, nguyên liệu trong nước chưa phát triển, phụ thuộc nhập khẩu; chính sách và quy hoạch phát triển ngành theo cụm liên kết còn yếu; chưa phát triển thương hiệu mạnh và đội ngũ thiết kế trong nước… là những điểm nghẽn khiến ngành da giày Việt Nam chưa thể phát triển đúng lợi thế vốn có của mình.
DNVN - Tại TP.HCM, phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu vẫn chưa tương xứng tiềm năng, phần lớn doanh nghiệp sản xuất còn phụ thuộc khá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, hạn chế về công nghệ. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm vẫn còn thấp.
DNVN - Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại; mở rộng cơ hội giao thương, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, thương hiệu trên môi trường trực tuyến, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo