Tìm kiếm: quản-lý-thị-trường-vàng

Thị trường vàng trong nước từng bước đi vào quỹ đạo mới, vai trò quản lý của Nhà nước được nâng cao để ổn định và phát triển thị trường vàng theo hướng hạn chế tình trạng đầu cơ và tiến tới xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế...
Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng chính thức có hiệu lực từ 25/5/2012. Nhìn lại chặng đường một năm qua, dù có không ít sóng gió, nhưng những kết quả bước đầu cho thấy bước đi đúng đắn của Nghị định này.
Dù chưa hẳn đã đủ thuyết phục, song những băn khoăn, thắc mắc của không chỉ của một vị đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tiền tệ, trong ít phút phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần trước cũng đã có câu trả lời.
Thanh tra Chính phủ mới đây đã có quyết định chính thức thanh tra thị trường vàng. Cụ thể, trong thời hạn 60 ngày tới đây, cơ quan này sẽ làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với việc quản lý thị trường vàng giai đoạn từ tháng 1-2009 đến hết tháng 3-2013. Việc làm này được giới chuyên gia đánh giá là rất cần thiết để bình ổn lại thị trường đã và đang có quá nhiều biến động.
Quản lý vàng miếng theo chính sách độc quyền tiếp tục bị lên án, thị trường vàng trang sức cũng phát triển theo kiểu mạnh ai nấy chạy, do không kiểm soát được tuổi và chất. Hiện vàng trang sức kém chất lượng được tung ra thị trường ngày càng nhiều.
Ngày 20/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết với công suất dập vàng miếng của SJC đạt khoảng 80.000 lượng/ngày (tương đương 3 tấn vàng), nguồn cung trên thị trường vàng miếng sẽ vượt cầu trong thời gian ngắn, là yếu tố quan trọng kéo giá vàng trong nước về sát giá thế giới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo