Tìm kiếm: rau-quả-việt-nam

Việc nâng cao năng lực xuất khẩu (XK) cho quả xoài của Việt Nam đang được đặt ra nếu nhìn vào sức tăng trưởng tốt về mặt hàng trái cây này cũng như nhu cầu tiêu thụ lớn thế giới. Tương tự như vậy, để lấy lại vị thế cho XK trái cây sau giai đoạn khó khăn, việc nâng cao năng lực là rất cần thiết trong lúc này.
Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thuỷ sản, rau quả... đang cho thấy khả năng phục hồi tốt dù Covid-19 còn âm ỉ. Điều quan trọng vẫn là khơi thông đầu ra, nhưng để trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai thì không ít việc cần được “thiết kế” thêm.
Nhìn lại năm 2020 với tác động của dịch Covid-19 như một “cửa ải” cho xuất khẩu rau quả nỗ lực vượt qua. Để ngành hàng này trở lại “đường băng” tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2021, việc tạo bước chuyển đến thị trường mới tiềm năng và có giá trị gia tăng cao là điều cần thiết nhằm tránh rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Thời điểm cuối năm được kỳ vọng sẽ là "cơ hội vàng" để ngành rau quả đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, bù đắp sự sụt giảm trong những tháng qua. Tuy nhiên, nhiều cảnh báo cho thấy, ngành rau quả cần thận trọng để tránh rơi vào cảnh ùn ứ tại cửa khẩu, bị trả về vì không đáp ứng được yêu cầu.
Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu vào tốp 5 cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tất nhiên, đằng sau thành quả trên là cả một quá trình thay đổi từ xây dựng vùng nguyên liệu, phương thức sản xuất tới chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến.

End of content

Không có tin nào tiếp theo