Tìm kiếm: sản-phẩm-thủy-sản

Những năm qua, Bộ NN& PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực thú y, trong đó có việc kiểm tra chuyên ngành đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
DNVN- VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.
DNVN – VASEP cho biết, EU và Anh sẽ quy định các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm riêng của họ. Vì vậy các giấy chứng nhận hiện tại mà các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu sử dụng chỉ có giá trị ở Vương quốc Anh đến ngày 1/4/2021. Đối với thủy sản nhập khẩu vào Anh sau ngày này sẽ cần giấy chứng thư vệ sinh mới.
DNVN – Sáng 6/2, cả nước lại đón tin vui khi không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19. Tuy nhiên có một nỗi buồn đang trĩu nặng trên vai người dân ở các vùng dịch, đó là nông đặc sản phục vụ dịp Tết đang rất ế ẩm, không tiêu thụ được. Thiết nghĩ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không lúc nào thiết thực bằng lúc này.
Giá thành sản phẩm bị đội lên do tốn kém chi phí từ các thủ tục bất cập về kiểm tra đối với nguyên liệu nhập khẩu là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Điều này được kỳ vọng sẽ kéo giảm trong năm 2021 nhờ những cải cách mới trong khâu kiểm tra.
Vừa trải qua một năm cực kỳ sóng gió do tác động từ dịch COVID-19, tuy nhiên ngành thủy sản vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới, gắn với việc xây dựng thương hiệu con tôm, con cá Việt Nam... trên bản đồ thế giới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo