Tìm kiếm: sản-xuất-vàng
Ngân hàng ACB, Công ty vàng Ngân hàng Phương Nam, Công ty vàng Ngân hàng Sacombank, Công ty vàng Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty PNJ đã bàn giao khuôn đúc cho Ngân hàng Nhà nước TP.Hồ Chí Minh niêm phong quản lý.
Công ty SJC đã phát hiện hơn 6.260 miếng vàng các thương hiệu khác không đủ tuổi chỉ sau hơn hai tháng chuyển đổi, chiếm 10% tổng số vàng đưa vào kiểm định. Có thương hiệu vàng tỉ lệ rớt tuổi đến 55%...
Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các thương hiệu vàng khác chuyển đổi sang vàng miếng SJC chỉ tốn phí 50.000 đồng/lượng. Tuy nhiên khi doanh nghiệp mua lại vàng miếng của chính mình, người dân bị “trừ” 3,4 triệu đồng/lượng.
SJC mua thêm máy phân kim, máy dập. PNJ đầu tư hẳn xí nghiệp sản xuất, có thể cung ứng 5 triệu sản phẩm một năm. Không được phép sản xuất vàng miếng, hai doanh nghiệp lớn là Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đẩy mạnh sang lĩnh vực nữ trang...
Ngày 20/9, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho phép Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (SJC) gia công hơn 350.000 lượng vàng từ vàng SJC móp méo. Phản ứng sau thông tin là người dân mang vàng đi bán.
Từ khi có thông tin vàng SJC sẽ trở thành thương hiệu quốc gia, người nắm giữ vàng miếng các thương hiệu khác liên tục bị tiệm vàng, doanh nghiệp ép giá
Sau khi Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ có hiệu lực, thị trường vàng tiếp tục xôn xao vì vàng miếng SJC bị móp méo, không đủ tiêu chuẩn ép bao bì bị từ chối mua vào. Người dân bị ép giá thê thảm...
Ngân hàng Nhà nước quy định, thời hạn chuyển tiếp đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là 6 tháng kể từ ngày Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 có hiệu lực thi hành (10/7/2012).
Kể từ ngày hôm nay (25/5) khi Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, chỉ có các đơn vị có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước mới được phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
Trái phiếu thay cho vàng, dùng để huy động vàng trong dân. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, còn Ngân hàng Nhà nước làm là vì chính sách vĩ mô và ổn định lòng dân
Tăng lương tối thiểu chung lên 1.050.000 đồng/tháng; phụ cấp công vụ là 25%; chế độ với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán; xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc sai quy định... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2012.
Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó từ 25/5/2012 Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo thường niên vừa công bố của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong năm 2011, nhu cầu vàng toàn cầu tăng cao kỷ lục trong vòng 14 năm với hơn 4.000 tấn, trị giá khoảng 206 tỷ USD.
Từ đầu tháng 11 năm ngoái, xu hướng chính của vàng là tăng giá, về cuối tháng thì bắt đầu giảm dần nhưng vẫn trên 44 triệu đồng/lượng, và tăng trở lại trên mức 45,1 triệu đồng/lượng trong vài ngày qua. Sự bất ổn và tiềm ẩn rủi ro của vàng luôn là sự hấp dẫn đầy thách thức.
Ai cũng biết hàng trăm tấn vàng đang tồn trong dân là nguồn lực tài chính không nhỏ. Thế nhưng để huy động được một phần của số vàng đó rồi chuyển hóa thành tiền, phục vụ cho nền kinh tế lại không đơn giản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo