Tìm kiếm: sống-chung-với-COVID-19

Việc chậm mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động sản xuất quay trở lại bình thường như cách chuyển từ mục tiêu "zero COVID-19" sang "sống chung" với COVID-19 không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi mà còn giúp đất nước không mất đi những cơ hội về đầu tư, về đơn hàng và bắt kịp đà phục hồi của thế giới.
DNVN - Theo Tiến sĩ Lê Đức Dũng, để thúc đẩy giao thương với thế giới, Việt Nam cần có một ứng dụng được thế giới công nhận và cũng công nhận ứng dụng của các nước khác. Do vậy Việt Nam chỉ cần một ứng dụng duy nhất cung cấp đầy đủ thông tin của người sử dụng, chỉ cần quét mã QR là có thể có hết thông tin về tình hình COVID-19 của người đó.
Để các doanh nghiệp “sống chung” với đại dịch COVID-19 khi mở cửa trở lại thì điều mà họ cần nhất chính là việc gỡ rối các quy định về phòng chống dịch nhằm tránh những “vòng kim cô” có thể làm khó việc khơi thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, khôi phục sản xuất.
DNVN - Ngày 16/9, 14 Hiệp hội đại diện cho các ngành hàng chủ lực đã đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược "Phòng chống dịch theo Điểm" phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới" thống nhất quản lý trên toàn quốc để vừa từng bước phù hợp phục hồi kinh tế mà vẫn kiềm chế được dịch thông qua 11 giải pháp hỗ trợ.
DNVN - Trong bối cảnh giãn cách, phong tỏa kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, để không đối mặt nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy. Mới đây, lãnh đạo của 14 hiệp hội ngành hàng lớn nhất nước đã có văn bản kiến nghị đến Chính phủ chống dịch theo "điểm", đưa kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá.
Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam cũng cần tính tới bài toán phục hồi kinh tế, nới lỏng các hoạt động sản xuất. Đây cũng là điều kiện để nền kinh tế bắt kịp đà phục hồi của thế giới. Theo đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cần tính tới bài toán phát triển của từng ngành.
DNVN – Theo CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng, sống chung với COVID-19 nghĩa là sự chấp nhận sự tồn tại lâu dài của dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối. Nhưng vẫn phải kiềm chế, kiếm soát dịch thay vì để mặc cho dịch bệnh lây lan. Từ đó, vị này đưa ra đề xuất về các nhóm giải pháp chiến lược nhằm đưa Việt Nam trở lại trạng thái bình thường mới.
DNVN - Theo đánh giá của ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ứng phó với đại dịch COVID-19, bên cạnh việc hỗ trợ, Nhà nước cần trao quyền chủ động cho doanh nghiệp để họ có thể linh hoạt lựa chọn và áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo