Tìm kiếm: sử-dụng-thuốc-bảo-vệ-thực-vật
Trước đây, hầu như các thành viên đều có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã nhưng nhờ tham gia phát triển trồng rau của HTX Dì Thàng (xã Na Hối, Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) nhiều thành viên đã xóa được đói, giảm được nghèo và có cơ hội làm giàu khi tích cực mở rộng diện tích rau an toàn.
Khi đến thăm vườn bưởi da xanh của ông Út Nam (Nguyễn Văn Nam, 52 tuổi, ấp Kinh Ngang, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) ai cũng mê. Trái bưởi to hơn mặt người, rất đều, mỗi trái gần 2 kg.
Nắm bắt được xu thế nhu cầu thị trường, Trạm Khuyến nông TP. Sóc Trăng đã xây dựng mô hình trồng ớt theo hướng an toàn, cung cấp đến người tiêu dùng. Để ớt đảm bảo đầu ra ổn định, đơn vị đã thực hiện trồng ớt trong nhà lưới, bước đầu đã tăng thêm thu nhập cho hộ dân canh tác.
Đầu mùa vú sữa năm nay, trên thị trường các tỉnh phía Bắc, vú sữa bán ra giá cao gấp đôi so với năm ngoái từ: 80.000- 120.000 đồng/kg.
Vài năm trở lại đây, trồng khoai lấy ngó trở thành nghề mới, cho thu nhập cao tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện (Hải Dương).
Đang gặt hái nhiều kết quả ấn tượng, tuy nhiên, tiêu chí thu nhập vẫn là 'bài toán' khó trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Võ Miếu (Thanh Sơn, Phú Thọ). Để tìm lời giải, phát triển HTX chính là một trong những nhân tố quan trọng đang được xã dành nhiều nguồn lực đầu tư.
Gần 1 năm trước, anh Phạm Văn Thắng, xóm Thượng 2, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) mang giống khoai môn từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng thử nghiệm trên ruộng đất lúa của gia đình. Ngó khoai môn lớn nhanh như thổi, chỉ sau 2 tháng đã cho thu hoạch.
Là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nấm rơm ở Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk), sau khi được tham quan mô hình trồng nấm ở huyện Krông Ana, anh Nguyễn Quốc Cường nhận thấy địa phương mình có nguồn rơm rạ dồi dào nên đã quyết định chọn trồng nấm rơm trong nhà để khởi nghiệp.
Một số chuyên gia kinh doanh chè tại Trung Quốc đưa ra các điều kiện để chè Việt Nam tiêu thụ tại thị trường tỷ dân.
Có cơ duyên với vùng đất mới, với suy nghĩ 'lấy ngắn nuôi dài', cùng với việc chăm chỉ làm ăn, tích cóp vốn đầu tư, mở rộng diện tích canh tác, chỉ sau 10 năm lập nghiệp, anh Huỳnh Việt Trung đã có cơ ngơi bề thế và trang trại trồng ổi, xoài, chanh rộng hơn 3 ha, cùng thu nhập mỗi năm trên một tỷ đồng.
Ngoài trồng hai vụ lúa một năm, ông Văn Công Út ở ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) còn là một lão nông gắn bó với cây cù nèo gần 20 năm nay. Nhờ thu nhập ổn định từ cù nèo đã giúp cuộc sống của gia đình ông ngày càng khá giả.
Không còn nỗi lo được mùa mất giá, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang mở ra hướng đi ổn định cho nông dân vùng đồng bào Chăm trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ trồng cây măng tây xanh bằng cam kết hỗ trợ tất cả từ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Nhận thấy quê hương mình có nhiều tiềm năng về chè nhưng chưa được khai thác hiệu quả, chàng thanh niên Dương Quang Phú (sinh năm 1994, ở xóm Trại Cài, xã Minh Lập, huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã nung nấu ước mơ khởi nghiệp từ mô hình HTX chè.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, tháng 8/2019, cả nước xuất khẩu 20 nghìn tấn hạt tiêu, đem về 50 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu đạt 220 nghìn tấn với 561 triệu USD, tăng 27,4% về lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Với phương châm "Phát triển kinh tế - Quan tâm cộng đồng xã hội và Bảo vệ môi trường", Công ty Núi Pháo hỗ trợ phát triển cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua kế hoạch ngân sách hàng năm và các dự án hỗ trợ cộng đồng cụ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo