Tìm kiếm: tình-hình-sản-xuất
Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang quá nặng nề, hàng loạt doanh nghiệp xin khoanh nợ.
Giá vật tư đầu vào cao ngất ngưởng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, trong khi đầu ra nông sản giữa đại dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang cùng cực, giá tụt thê thảm. Tất cả như “mùa vụ đắng” mà các nông hộ phải gánh chịu, và họ trở nên đắn đo như đứng giữa “ngã ba đường” với câu hỏi: Có nên tiếp tục hay dừng lại trong mùa vụ sau.
DNVN – Trước tình trạng giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng phi mã, đầu ra nông sản đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 làm người dân hoang mang, chần chừ trong việc tái đầu tư sản xuất đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia, Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT đã có kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề trên.
DNVN – Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, hiện lượng rau ùn ứ mỗi ngày lên tới khoảng 10 tấn. Số cơ sở giết mổ tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chiếm 34,67%. Sản lượng thịt đưa ra thị trường tiêu thụ giảm khoảng 20-35%.
Kéo thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ đến hết tháng 6/2022, mở rộng mức hỗ trợ thuế VAT đến 50%. Đồng thời bổ sung các giải pháp hỗ trợ các chi phí về phòng chống dịch cho các doanh nghiệp tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất công nghiệp.
DNVN - Vừa qua, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính nhằm góp ý dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
DNVN – Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện điểm nghẽn nhất đang nằm ở lưu thông, không xuất được hàng nên tồn kho, doanh nghiệp không thể thu mua thêm lúa gạo được. Vì thế không nhất thiết phải mua tạm trữ quốc gia, chỉ cần gỡ điểm "nghẽn" này sẽ đẩy giá lúa lên.
DNVN - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chi phí vận tải tăng cao, chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu toàn cầu dễ bị đứt gãy, Cục Bảo vệ thực vật dự báo, giá phân bón trong nước cũng như trên thế giới từ nay đến cuối năm 2021 vẫn duy trì ở mức cao.
DNVN - Tổ công tác 970 đề xuất 5 giải pháp để hỗ trợ sản xuất, cung ứng nông sản tại 19 tỉnh, thành phố Nam Bộ đang thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, đề nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% lực lượng công nhân các nhà máy chế biến nông sản, thủy sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện 3 tại chỗ.
Dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU đang tăng mạnh. Do vậy, việc hỗ trợ cho người nông dân, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu là rất quan trọng để nắm bắt được cơ hội phục hồi của thị trường thế giới.
Việc giá gà lông trắng, lông màu giảm mạnh, thậm chí còn rẻ hơn rau xanh có thể khiến lượng gia cầm vào đàn thấp, nguy cơ xảy ra đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết.
DNVN - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu doanh nghiệp xác định ngay nguy cơ dịch bệnh tại đơn vị, trên cơ sở đó tăng cường công tác xét nghiệm cho công nhân, người lao động.
DNVN - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam (STAMEQ) phối hợp cùng Hiệp hội các phòng thử nghiệm của Mỹ (UL) tổ chức Hội thảo trực tuyến về tiêu chuẩn cho trang thiết bị y tế.
DNVN – Theo đánh giá chung, hiện nhu cầu sản xuất và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, khó khăn chủ yếu đối với nguồn cung các sản phẩm nông sản hàng hóa thực phẩm chủ yếu ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo