Tìm kiếm: tốc-độ-tăng-trưởng-tín-dụng
Các ngân hàng đang bước vào một cuộc đua khá quyết liệt nhằm tìm kiếm đầu ra cho khoảng 40.000 – 50.000 tỉ đồng vốn tín dụng trong tháng cuối cùng của năm 2013, trong bối cảnh doanh nghiệp “ngại” vay tiền.
Khó khăn kéo dài, sức ép tái cơ cấu mạnh mẽ đã khiến các ngân hàng không thể cố giấu để giữ được mãi hình ảnh đẹp đẽ. Quý III/2013 dường như là thời điểm các ông chủ ngân hàng buông tay, thảy ra bộ mặt thê thảm với lãi ít, nợ xấu tăng, cắt lương, giảm nhân sự. Nhiều NH chẳng còn buồn đưa ra một lời giải thích.
Dù ‘tập trung” xử lý nợ xấu nhưng các số liệu mới nhất cho thấy bản chất của mối nguy cơ này vẫn chưa có nhiều thay đổi. Nợ xấu vẫn rất xấu và nhiều NH vẫn cố giấu nợ xấu khiến cho việc xử lý khó khăn hơn.
Hàng loạt vấn đề về kinh tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc vào đầu tuần tới. Đánh giá những mặt làm được và chưa làm được, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển đã chỉ ra nhiều hạn chế cần phải khắc phục để thực hiện nốt 2 năm còn lại của giai đoạn 2011 - 2015.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hệ thống thanh toán trên thị trường trái phiếu sắp tới sẽ hợp lý hơn, hướng tới tập trung hóa, hiện đại hóa hệ thống thanh toán chứng khoán quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Liên tục các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp được đưa ra đã giúp HDBank thêm hiện tượng tăng trưởng tín dụng trong hệ thống.
Vào năm 2015, vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ đạt 20 ngàn tỷ đồng (gấp đôi so với hiện nay), tương đương 1 tỷ USD; đến năm 2020, định chế tài chính của Nhà nước này sẽ được nâng vốn điều lệ lên 30 ngàn tỷ đồng.
Khó đẩy mạnh tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp khi hàng tồn kho cao, sức tiêu thụ kém, nhiều ngân hàng đang mạnh tay bơm vốn cho khách hàng cá nhân.
Kết thúc quý I-2013, các báo cáo tài chính vừa được công bố tiếp tục cho thấy các ngân hàng vẫn phải chật vật trong kinh doanh với lợi nhuận ít ỏi và con số nợ xấu lại tăng.
Trong gần 7 năm qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã cấp vốn tín dụng đầu tư cho nền kinh tế gần 150 nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng trong hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất dự toán thu NSNN năm 2013, kết hợp với việc điều hành chi chặt chẽ, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Tài chính đã và đang tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu NSNN, đồng thời dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN trong những tháng còn lại của năm 2013.
Muốn đẩy nhanh sự dịch chuyển dòng tiền, lần đầu tiên ngân hàng nhà nước mạnh tay hạ lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên về 10%, chủ động đề xuất hoãn binh nợ xấu” lùi thời gian áp dụng Thông tư 02/ 2013/TT-NHNN...
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang có vấn đề, trường hợp cứ giữ mô hình tăng trưởng cũ thì Việt Nam sẽ bị đứng ngoài cuộc chơi của nền kinh tế thế giới.
Huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng cao, lãi suất cho vay liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng lại rất thấp”, đó là nhận định của ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Không phải ngẫu nhiên, trước nhiều tín hiệu của nền kinh tế đã khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại về nguy cơ giảm phát. Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), đã đến lúc Việt Nam cần nghĩ tới nguy cơ này và một gói nới lỏng định lượng cho nền kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo