Tìm kiếm: tổng-nguồn

Kiêm Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng có lẽ hiểu rất rõ về các khu kinh tế hiện nay, và vì thế, ông quan tâm nhiều đến vấn đề “hội chứng”, mà việc hình thành các nhà máy lọc dầu, là ví dụ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2014, EVN đặt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 1%. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã không hài lòng với con số này, ông cho biết, chuẩn mực của thế giới là 7-12% và 1% không làm được gì cả.
Sau 3 năm khởi động tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng, theo đánh giá của PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra quá chậm chạp. “Muốn đẩy nhanh tiến trình này, cần có bước đột phá”, ông Thiên nói.
Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì các doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân là Hội đồng thành viên, chủ tịch, tổng giám đốc. Đồng thời yêu cầu tập thể, cá nhân lãnh đạo phải dùng tài sản cá nhân để bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì các doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân là Hội đồng thành viên, chủ tịch, tổng giám đốc. Đồng thời yêu cầu tập thể, cá nhân lãnh đạo phải dùng tài sản cá nhân để bồi thường theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 1/2/2014, doanh nghiệp nhà nước được quyền bán nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được cho các tổ chức kinh doanh mua bán nợ. Nợ phải trả của các DNNN năm 2012 theo báo cáo Chính phủ trình lên Quốc hội vừa qua là gần 1,35 triệu tỷ đồng.
“Trong cuốn Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, của Tổng cục thống kê (TCTK), phần 2 và phần 3 cho thấy số liệu về nợ của DNNN (của TCTK) thì gấp hơn 3,3 lần vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa có 1 đồng còn phải mượn 3,3 đồng; tỷ lệ này cao như vậy suốt từ năm 2006 đến nay. Tỷ lệ nợ này là rất đáng quan ngại!”.
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, đến năm 2020 sẽ chỉ còn 300 doanh nghiệp Nhà nước được tồn tại. Mới đây, Vinashin đã chính thức được xóa bỏ và thành lập SBIC trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và 1 số đơn vị thành viên của Vinashin, số nợ nghìn tỷ của Vinashin cũng được tái cơ cấu qua các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo