Tìm kiếm: tỷ-lệ-thất-nghiệp
Nhiệm kỳ thứ 2 này, tổng thống Obama không còn phải bắt đầu từ đầu mà phải tiếp tục hành động để đạt mục tiêu đã đề ra - Đây là nhận định của các phóng viên thường trú Truyền hình Việt Nam tại Mỹ về việc ông Obama tái đắc cử.
Tại nhiều tỉnh miền Bắc, hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn đã khiến hàng ngàn lao động bị mất việc làm.
Đó là câu hỏi không mới nhưng tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là trong giai đoạn kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng từ năm 2008 tới nay. Trong đợt tăng giá mới lần này, câu trả lời vẫn là do tình hình của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục ảm đạm.
Trong hai ngày 18 - 19/6, tại thành phố du lịch nổi tiếng Los Cabos của Mexico, lãnh đạo các quốc gia thuộc G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) sẽ tập trung để hội chẩn và tìm ra các phương thuốc hữu hiệu để trị các căn bệnh nan y của kinh tế toàn cầu hiện nay.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi phát năm 2008 đã cướp đi hàng triệu việc làm. Hiện tại, trước sự hồi phục chậm chạp của thế giới, thị trường việc làm một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ lớn. Chẳng hạn như Mỹ, nền kinh tế này đã đánh mất 8,3 triệu việc làm trong giai đoạn suy thoái, và cho tới nay mới chỉ phục hồi được 43%.
Tây Ban Nha chính thức cầu viện bên ngoài hỗ trợ, đàm phán hạt nhân Iran với IAEA lại thất bại... là những sự kiện kinh tế đáng chú ý tuần qua và có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các thị trường hàng hóa toàn cầu trong tuần này.
Tại kỳ họp Quốc hội tháng 6/2012, thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã đưa một lượng tiền “khủng khiếp” ra thị trường bao gồm 180.000 tỉ đồng để mua vào 9 tỉ USD, 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp – nông thôn trong tháng 2 và khoảng 30.000 tỉ đồng để cứu các ngân hàng mất khả năng thanh khoản vào cuối năm 2011. Tuy vậy, khối lượng tiền này vẫn chỉ quanh quẩn trong hệ thống n
Theo tin của Reuters thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang có những khúc mắc xung quanh chính sách nới lỏng tiền tệ đang được bàn thảo.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, xuất khẩu được xem là cứu cánh giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần tích cực mở rộng thị trường, đồng thời thúc đẩy các thỏa thuận mậu dịch tự do.
Tăng cường sản xuất và chú trọng xuất khẩu - đó là những cam kết cơ bản trong cương lĩnh tái tranh cử của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, đặc biệt là tại những bang có phần đông các cử tri thuộc tầng lớp công nhân - lực lượng có khả năng quyết định kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Tưởng nghịch lý song đó là thực trạng tại các quốc gia phát triển khi kết quả nghiên cứu của ILO cho thấy tỷ lệ nghèo khổ đang tăng cao tại những quốc gia vốn được xem là giàu có trên thế giới hiện nay.
Nền kinh tế Mỹ, được đánh giá bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý I/2011, 1,3% trong quý II và 1,8% trong quý III cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao chót vót 9% trong chín tháng đầu năm 2011. Kết quả này cho thấy ông Obama phải đối mặt với một cuộc chạy đua khó khăn, thậm chí gian nan, để được tái đắc cử vào Nhà Trắng.
Với gần 52% số phiếu giành được, ông Hollande đã trở thành tân Tổng thống Pháp, đặt dấu chấm hết cho thời kỳ cầm quyền của phe hữu kéo dài suốt từ năm 1995, đồng thời đưa ông Sarkozy trở thành Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Pháp thất bại ở vòng hai của cuộc bầu cử.
Chính sách kinh tế của châu Âu bước sang một khúc quanh mới: Brussels và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chú trọng đến hiệp ước tăng trưởng bên cạnh hiệp ước ngân sách. Châu Âu phải chăng đã nhận ra những biện pháp khắc khổ đang đẩy khối này lún sâu thêm vào khủng hoảng?
Sự lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu trong tuần trước và trong phiên giao dịch đêm qua (10/4) đã làm nổi bật vai trò của Tây Ban Nha như một tâm bão mới của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo