Tìm kiếm: thủy-điện-Sông-Tranh

Sau gần một tuần khảo sát, đánh giá tại đập thủy điện Sông Tranh 2, sáng 10/4 các chuyên gia của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã có những kiến nghị đầu tiên về sự cố đập Sông Tranh 2 với chính quyền Quảng Nam.
Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới. Nhưng khi đập Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ, một túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu vùng hạ du Vu Gia – Thu Bồn thì giọt nước đã tràn ly. Người dân, giới chuyên gia yêu cầu phải thay đổi trước khi quá muộn cho một, hay nhiều thảm họa chực chờ.
Ngay cả trong tình huống khả quan nhất là rò nước ở mái hạ lưu do khe nhiệt như nhận định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Phạm Kim Sơn, Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng, Đại học Queensland (Úc), đề nghị phải khẩn trương cho rút mực nước nhanh hơn nữa ở thượng lưu và sẽ phải sửa chữa cực kỳ công phu chứ không đơn giản như kế hoạch của EVN.
Trước sự cố rò nước ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2, TS Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu, nói với PV Tiền Phong rằng, thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên một khu vực tồn tại các đứt gãy đang hoạt động, có thể gây ra động đất 5,5 độ Richter.
Trước thông tin Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Tranh 2 đang xử lý sự cố rò rỉ ở đập thủy điện bằng cách khoan sâu, bơm hóa chất cao su, vữa đặc biệt trám các vết nứt, nhiều nhà khoa học cho rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời và có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm cho đập.
“Nỗi lo thủy điện Sông Tranh 2 giờ đã thành nỗi lo kép. Viện Vật lý địa cầu vào khảo sát một ngày rồi hứa sẽ lắp đặt trạm quan trắc nhưng mãi không thấy, trong khi động đất vẫn xảy ra - Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện nói.

End of content

Không có tin nào tiếp theo