Tìm kiếm: thoát-nghèo

DNVN - Khởi nghiệp với bàn tay trắng, vốn vay mượn, anh Nguyễn Tấn Thạch ở Gia Lai đã trồng thử 6 sào với khoảng 500 gốc na. Sau nhiều năm học hỏi và phát triển, vườn na của gia đình anh cho hiệu quả năng suất cao hơn năm trước, đời sống gia đình cũng được nâng lên. <a href="https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/gia-lai-lao-nong-thoat-ngheo-thu-lai-lon-tu-cay-na-tren-vung-soi-da/20190810023625536">(XEM THÊM)</a>
Đầu mùa mưa, cỏ non và lúa thóc đầy đồng tha hồ gặm nhấm, con nào cũng mướt mượt, mập ú, làm món gì ăn cũng khoái khẩu. ở miền Tây, săn chuột đồng làm thực phẩm diễn ra quanh năm. Nhưng “mùa hốt tiền” lại thường rơi vào khoảng cận hoặc sau Tết Nguyên đán, đó là thời điểm nông dân đốt đồng vào vụ mới.
Giữa cái nắng chang chang, trên tuyến đường ven biển, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), chúng tôi về lại ấp Rạch Thọ. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với rừng và biển, vùng bãi bồi. Ông Trương Văn Mum (Hai Mum), người dân ở ấp Mũi, cho biết: “Cũng nhờ Khu du lịch Khai Long mà giờ bộ mặt ấp Rạch Thọ thay đổi hơn trước rất nhiều”.
Trước cơn bão dịch lợn, dịch gà xảy ra triền miên trên khắp các vùng quê khiến người nông dân lao đao. Nhưng đâu đó vẫn có những người thành công với mô hình nuôi loài gà lạ, ít bệnh, chỉ ăn rau và chỉ lo chúng nó kêu điếc cả tai. Đó là mô hình nuôi gà sao của ông Lường Văn Đón, ở bản Cuông Mường (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Trở về tay trắng sau một thời lầm lỡ, vợ chồng ông Lường Văn Tiếng và bà Lò Thị Phương, người dân tộc Thái, bản Sài Lương (xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã rứt bỏ qúa khứ lỗi lầm, làm lại cuộc đời. Ít ai nghĩ rằng sau hoàn lương vợ chồng ông đã trở thành tấm gương vượt khó, làm kinh tế giỏi, được bà con dân bản học theo.
Ông Lại Hồng Chí được người dân tại đồi Sabi (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) biết tiếng vì là nông dân sản xuất giỏi, phủ xanh khu đồi hoang gần chục hécta bằng nhiều giống trái cây đặc sản cho lợi nhuận tốt. Ông còn là giám đốc hợp tác xã năng động, sẵn sàng bỏ tiền túi xuất ngoại để tìm hiểu về nhu cầu thị trường tiêu thụ trái cây.
Dưới những dãy núi cao và cánh đồng xanh tốt, khí hậu quanh năm mát mẻ, bản Nà Thia, xã Nà Phòn (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đẹp như một bức tranh phong cảnh hữu tình. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để cô gái trẻ Hà Tuyết Trinh khai mở mô hình trồng lthung lũng hoa làm du lịch cộng đồng, từ đó cùng dân bản đẩy lui đói nghèo, làm giàu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo