Tìm kiếm: thu-lãi
DNVN - Mặc dù Luật Hỗ trợ DNNVV đã quy định tương đối toàn diện các chính sách hỗ trợ DNNVV từ hỗ trợ cơ bản tới hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích các hộ kinh doanh có động lực chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Với 250 gốc bưởi đã cho quả, sau khi trừ chi phí chăm sóc, mỗi năm gia đình anh Lương Quang Yên, ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) thu lãi từ vườn bưởi Diễn trên 100 triệu đồng.
Hiện nay, một số địa phương ở Lâm Đồng đang lựa chọn mô hình nuôi gà ta thả vườn theo hướng an toàn sinh học để phát triển kinh tế, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông hộ trên địa bàn thoát nghèo.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.
Từng học nhiều nghề nhưng cuối cùng anh Phan Văn Hùng (sinh 1985, trú xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) lại quyết định trồng nấm để lập nghiệp. Với diện tích 200 m2, trồng cả nấm sò và nấm linh chi, mỗi năm anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Không trồng cà chua từ đất, tưới nước như thông thường, chị Thủy sử dụng hỗn hợp lên men từ trứng gà, sữa tươi và mật mía làm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Theo anh Lâm Ngọc Kiên (Thường Tín - Hà Nội) côn trùng là loại dễ nuôi, dễ sinh sản và không tốn nhiều công chăm sóc. Hiện nay, chúng không chỉ có giá trị trong Đông Y mà còn được các nhà hàng, quán ăn chế biến thành các món ăn đặc sản nên đầu ra khá ổn định.
Tận dụng diện tích 30m2 trước sân và trong nhà để trồng rau, mỗi ngày anh Phùng Văn Phương (sinh 1973, trú số nhà 268 đường Phù Đổng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đưa ra thị trường khoảng 20 – 25 kg rau mầm, thu lãi 600 – 700 ngàn đồng/ngày.
Trên sân thượng tầng 2 và 3 rộng khoảng 70m2, chị Trần Thanh Xuân (SN 1980, Tam Trinh, Hà Nội) đã thiết kế thành trang trại nuôi côn trùng, cho thu nhập mỗi tháng lên tới cả trăm triệu.
Năm nay, các nhà vườn ở Sa Đéc cung ứng từ 2 - 3 triệu giỏ hoa các loại, trong đó có hơn 250.000 giỏ hoa cúc mâm xôi, tăng hơn 50.000 giỏ so với năm trước.
Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
Đây là giống ớt được trồng vào vụ đông, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng trên 6 tháng.
Thoạt nhìn không thể nghĩ người thanh niên có nước da trắng trẻo, vóc dáng khá thư sinh lại là ông chủ của những vạt ruộng trồng bí đỏ, ngô ngọt, dưa chuột Nhật, chanh leo làm hàng hóa. Trò chuyện mới biết đó là một nông dân thực thụ, hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ đất. Anh là Bùi Thanh Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi.
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thị trường đầu ra bấp bênh, luôn phụ thuộc “thái độ” của các đầu nậu thu mua - đó là thực trạng mà người nông dân ở huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi gặp phải những năm trước đây.
Chỉ nuôi hơn 100 con chim trĩ xanh thuần chủng nhưng mỗi năm có thể thu lãi trên 1 tỷ đồng từ việc bán con giống. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Minh Tuệ, chủ trang trại chim trĩ xanh ở xã Giao Tiến (Giao Thủy, Nam Định) khi nói về kinh nghiệm nuôi loài quý hiếm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo