Tìm kiếm: thành-điện

Không thể có chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phá sản, EVN sẽ thưởng tết "khiêm tốn", EVN sẽ lấy lợi nhuận để bù tiền mua ô tô, giá điện hiện nay tương đối rẻ... là những phát ngôn thành thật của các lãnh đạo EVN thời gian vừa qua.
Giá điện sẽ vẫn tiếp tục tăng, khi dù nguồn giá rẻ thủy điện dồi dào, tỷ lệ tổn thất giảm mạnh và EVN có lãi lớn. Nhất là khi, EVN vừa công bố giá thành vẫn không giảm, còn lỗ tới 19.000 tỷ đồng, còn chính sách đã mở đường cho lộ trình tăng giá những năm sau nữa.
“Tôi nghĩ tái cơ cấu cần phải làm một cách bài bản, có nghĩa là giao cho các cơ quan Nhà nước đi điều tra thực sự từng ngành, xem ngành nào có bao nhiêu DN đang gặp khó khăn? Vì sao họ gặp khó khăn? Cái họ cần là gì thì lúc đó mới phân loại các DN và đưa ra giải pháp cho từng loại? Khâu đầu tiên là phải biết DN bị bệnh gì và bốc thuốc đúng bệnh đó. Các chính sách Chính phủ cũng không phải là chính sách chung chung”.
Về việc Tập đoàn điện lực (EVN) và Tập đoàn xăng dầu Petrolimex đạt mức lãi rất thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ từ 1-2% trong nhiều năm, TS Đinh Tuấn Minh, thành viên nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng, nguyên nhân do các DNNN được hưởng quá nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Trước thông tin EVN xây biệt thự, chung cư cao tầng, bể bơi, sân tennis… tính luôn vào giá điện, Thanh tra Chính phủ cho biết, những công trình này phải dùng nguồn vốn phúc lợi, bởi nếu dùng nguồn vốn khác thì về mặt nguyên tắc trong chế độ hạch toán công trình đó sẽ được khấu hao dần vào giá thành điện.

End of content

Không có tin nào tiếp theo