Tìm kiếm: thương-lái

Trong những năm qua, mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo đã trở thành nguồn phát triển kinh tế chủ yếu của nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Với trên 2.500 hộ nuôi hơn 700.000 con cả gà giống lẫn gà thịt, mỗi năm mang lại doanh thu từ 100 - 200 triệu đồng/hộ, đang góp phần nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
Bên cạnh việc duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống, HTX cổ phần dệt may Bình Định, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định còn liên kết với doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm khăn mặt xuất khẩu sang Nhật Bản, tạo việc làm cho 50 lao động là người địa phương với thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Sau nhiều năm đầu tư xây dựng, đến nay, mô hình trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi lợn của gia đình anh Ngô Văn Hải, thôn Đại Tự 1, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng.
Nhờ mạnh dạn bỏ hết cây trồng trên mảnh vườn của mình để trồng bưởi da xanh, ông Nguyễn Ngọc Chinh (xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) đã vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, việc ông  tham gia vào Tổ hợp tác (THT) chia sẻ những kinh nghiệm với các thành viên đã giúp cuộc sống của nhiều người dân nơi đây thay đổi.
Từ một nhóm hộ hợp tác chăn nuôi, anh Hoàng Văn Soi, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ chăn nuôi Lâm Thượng, chuyên chăn nuôi giống vịt bầu đặc sản địa phương. Với phương thức liên kết chăn nuôi HTX đã góp phần giúp tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong thôn.
Gần đây, gà sao đang được nhiều nông dân ở ĐBSCL chọn nuôi vì chúng ít bệnh, dễ chăm sóc. Hiện giá bán  gà sao từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, thương lái vào tận chuồng thu mua. Sau khi trừ hết các khoản chi chí người nuôi lời từ 30.000 - 40.000 đồng/con.

End of content

Không có tin nào tiếp theo