Tìm kiếm: thị-trường-ngoại-tệ

Liệu từ nay đến cuối năm, lãi suất có thiết lập một mặt bằng mới? Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ xung quanh nội dung này.
Sáng 5/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 4 luật là Luật Phòng, chống khủng bố; Luật Khoa học và Công nghệ; Luật phòng, chống thiên tai; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.
Thị trường vàng trong nước từng bước đi vào quỹ đạo mới, vai trò quản lý của Nhà nước được nâng cao để ổn định và phát triển thị trường vàng theo hướng hạn chế tình trạng đầu cơ và tiến tới xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế...
Có nhiều ý kiến xoay quanh kết quả của 3 phiên đấu thầu vàng miếng trong tuần qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó có những nghi ngại về hiệu quả bình ổn thị trường vàng bởi chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn ở mức cao. Đại diện NHNN và chuyên gia đã có ý kiến về vấn đề này.
Ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho biết: có lẽ thị trường cũng cần thời gian và có độ trễ nhất định để “hấp thụ” lượng vàng của NHNN đưa ra thông qua các TCTD, DN đã trúng thầu. Chắc chắn là khi NHNN tăng cung vàng miếng cho thị trường, thì cung – cầu sẽ cân bằng hơn và mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm dần.
Dự kiến, trong phiên họp thứ 16 diễn ra từ ngày 19/3/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối với nhiều điều khoản siết chặt hơn nữa hoạt động này.
Việc đưa giá vàng trong nước gần với giá quốc tế hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường, chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu mức chênh lệch bất hợp lý, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo