Tìm kiếm: thức-ăn-công-nghiệp

Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
Bằng nguồn vốn đầu tư của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh đã xây dựng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím (cá lóc thuần chủng) tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành. Đây là mô hình được Sở KH&CN đánh giá thành công và tiếp tục đầu tư nhân rộng để khai thác tốt thế mạnh nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy đã nhiều lần thất bại trong quá trình chăn nuôi lợn rừng, nhưng niềm đam mê đã thôi thúc vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh, Tô Khánh Vân ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh mạnh dạn tiếp tục thử sức ở lĩnh vực này. Hiện mô hình kinh tế tổng hợp cùng trên 150 con lợn rừng giúp anh chị có nguồn thu khiến nhiều người mơ ước.
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Nhận thấy tôm càng xanh là đối tượng nuôi không quá khó về mặt kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp mà giá bán lại cao nên những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn Hà Tĩnh đã đưa đối tượng này vào nuôi với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi.
Từ nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ nhiều địa phương phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả. Mới đây nhất là mô hình 'Nuôi cá thát lát an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ' trên địa bàn xã Gia An (Tánh Linh)...

End of content

Không có tin nào tiếp theo