Tìm kiếm: trồng-cam
Đến Thôn 7, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) không khó để tìm đến nhà anh Minh - 'Triệu phú cam sành' là cái tên thân thương người dân địa phương thường gọi anh. Bởi anh chính là người đầu tiên đưa cây cam sành - đặc sản của miền Tây Nam Bộ về 'chinh phục' trên đất Đại Lào và đã thành công với nó.
Trong khi con người vẫn chỉ sử dụng chứng minh thư thông thường khá bất tiện cho việc truy cứu dữ liệu thì nhiều loại cây, con đã được cấp 'chứng minh thư điện tử', chỉ cần giơ điện thoại có kết nối mạng ra là thấy rõ cả phả hệ, tông tích….
Nhờ bán cam trên Facebook, Lê Na có cơ hội kết nối với những người làm nông nghiệp sinh thái. Đặc biệt, doanh nghiệp của cô đã được Quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam Silicon Valley rót vốn 20.000 USD để xây dựng làng du lịch cam sinh thái đầu tiên.
Do được mùa nên cam Cao Phong – Hòa Bình giá giảm nhẹ so với những năm trước. Hiện tại, tại nhà vườn, cam Cao Phong – Hòa Bình đang được bán với mức giá 30.000 đồng một kg.
Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở Bản Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Hơn 2 năm làm du lịch cộng đồng với những thứ dân dã và bình dị, người dân Cồn Sơn ở Cần Thơ đã có cơ hội đổi đời, nhiều hộ thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Từ một địa phương nghèo, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang canh tác các vườn cây ăn quả có múi, xã Đồng Thanh (Hưng Yên) trở thành đất tỷ phú.
Hướng đến một nền sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, người dân xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã tập trung chuyển đổi trồng cam hữu cơ sạch.
'Hơn 10 năm trước, tôi về vùng sâu hẻo lánh này hầu như không có mấy hộ gia đình khai hoang lập nghiệp. Cả sinh hoạt và sản xuất đều rất gian nan vì cơ sở hạ tầng hầu như là con số 0, thiếu điện, thiếu đường...', ông Lại Hồng Chí - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp cây ăn trái Đồi Sabi (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) nhớ lại.
Theo Sở Lao đông Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm có ý nghĩa lớn với người dân. Vì từ đồng vốn vay ưu đãi đó, họ có cơ hội chuyển đổi mô hình sản xuất, mở rộng quy mô. Nhiều người có sinh kế ổn định để tăng thu nhập, nhất là lao động trung tuổi khó tìm việc làm ở trong các doanh nghiệp.
10 năm sau khi bỏ cả cây vàng để khởi nghiệp với cây ăn quả, ông Hoàng Văn Chất (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có vườn cây ăn trái xanh mát, cho nhiều quả ngọt với doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Để thương mại hóa 'vựa' nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp cốt lõi vẫn phải là chế biến, làm tốt hơn nữa về mẫu mã, bao bì, cũng như đẩy mạnh bán sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Với tinh thần cần cù, chịu khó, chị Tươi đã vươn lên làm kinh tế giỏi, trở thành tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế ở Sơn La.
Hàng trăm nhà tâm linh vào cuộc cũng không ngăn được thảm họa kinh hoàng.
Thay vì trồng cam canh theo phương pháp thông thường, anh Nguyễn Văn Trãi (xã Kim An, Thanh Oai, Hà Nội) đã chọn cách sản xuất mới, đó là trồng áp dụng công nghệ nano. Cách canh tác này đã mang lại hiệu quả vượt trội so với trước đây, mang về hàng tỷ đồng/năm cho gia đình anh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo