Tìm kiếm: tàn-phá-rừng

Khu vực rừng tại xã Đắk Ang, nằm ráp ranh giữa ba huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông - Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) đang bị “lâm tặc” ngang nhiên tàn phá. Tiếng cưa máy cắt gỗ gầm rú, tiếng cây gỗ đổ ầm ầm vang cả góc trời mà lực lượng chức năng chẳng hề hay biết(?!).
Năm 2014, cả nước có hơn 21.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Rừng toàn quốc đang bị khai thác cạn kiệt do công tác bảo vệ rừng chưa quyết liệt, thiếu các biện pháp đồng bộ tại các địa phương. Việc giữ rừng càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi nhiều cán bộ kiểm lâm đang tiếp tay cho việc phá rừng, tiêu thụ lâm sản trái phép, để dân lấn chiếm trái phép đất rừng…
Trong thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực đồi Kên Kên (thuộc tiểu khu 877A, khoảnh 2, lô 1 – Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Thành), thuộc địa bàn quản lý hành chính xã Tiến Thành lại diễn ra phức tạp. Tình trạng trên tái diễn đang làm “đau đầu” các cơ quan chức năng huyện này.
Khi được biết Sở TN&MT TP Đà Nẵng đang tham mưu đề xuất UBND TP Đà Nẵng cho phép Công ty CP Tư vấn và đầu tư Bông Sen Vàng (gọi tắt là Công ty Bông Sen Vàng) khai thác vàng tại Khe Đương (thuộc tiểu khu 29, lâm phận Hòa Bắc, Hòa Vang), ông Phạm Trí - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Hòa Bắc cho rằng, sau hơn 6 năm cho phép Công ty TNHH MTV Trường Sơn (gọi tắt là Công ty Trường Sơn) khai thác vàng tại khu vực này đã có một “bài học xương máu” về quản lý tài nguyên, khẳng định cái mất nhiều hơn cái được.
Dù có nhiều cơ quan quản lý về môi trường và chính sách điều chỉnh, sau 25 năm phát triển kinh tế, Việt Nam bắt đầu “nuốt trái đắng” từ môi trường.
Ngày 7/5 tại Quảng Nam, Hội thảo khoa học Phát triển thủy điện bền vững: Các bài học và khuyến nghị do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức. Một lần nữa tính an toàn của đập Sông Tranh 2 được các nhà khoa học mổ xẻ.
Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới. Nhưng khi đập Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ, một túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu vùng hạ du Vu Gia – Thu Bồn thì giọt nước đã tràn ly. Người dân, giới chuyên gia yêu cầu phải thay đổi trước khi quá muộn cho một, hay nhiều thảm họa chực chờ.
Sau khi kết thúc đợt truy quét gỗ trái phép được tập kết tại biên giới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức giao cho lực lượng công an vào cuộc điều tra vụ phá rừng tại xã Sơn Hồng, nếu đủ điều kiện sẽ khởi tố vụ án.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được Nhà nước xếp vào loại di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia, mấy năm qua Nhà nước đã đầu tư gần nghìn tỷ đồng cho công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo khu di tích này. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ nghiêm ngặt thảm rừng đặc dụng bao phủ núi Hùng (hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh).

End of content

Không có tin nào tiếp theo