Tìm kiếm: tình-hình-kinh-tế-Việt-Nam

Hai báo cáo về kinh tế vĩ mô, trong đó có lời khuyên nên phá giá VND từ 2% - 4% trong 2014 được dồn dập tung ra trong cùng một thời điểm, được cho là đã góp phần tạo nên sóng tỷ giá vào cuối tuần qua. Cơ quan quản lý và chuyên gia nói gì về vấn đề này?
Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, trưa 26/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với một số lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan, những đại diện tiêu biểu của giới doanh nhân Thái Lan, những nhà đầu tư vào Việt Nam.
Do huy động của hệ thống ngân hàng tăng khá và tín dụng tăng chậm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá dồi dào, chính các ngân hàng cũng đã chủ động hạ lãi suất. Đây là tiền đề cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm có thể dỡ bỏ trần lãi suất trong thời gian tới.
Tổng cầu yếu, hàng tồn kho có giảm nhưng chưa nhiều nên hoạt động của các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa hết khó khăn. Số lượng DN giải thể trong 4 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ.
Năm 2013 cần ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời hướng tới hài hòa với mục tiêu trung hạn: hỗ trợ xuất khẩu, cần bằng đối ngoại. Do vậy chưa cần thiết và chưa nên đặt vấn đề điều chỉnh tỷ giá, khi xuất khẩu vẫn tăng khá và kiểm soát lạm phát vẫn còn không ít thách thức.
Tại Lễ công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra ngày 21/1, TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trong tháng này, khung pháp lý cho công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) sẽ được hoàn tất và cơ quan này sẽ trực thuộc chính phủ, thay vì Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính.
Dù dự kiến xuất khẩu cả năm 2012 có thể vượt kế hoạch, đạt mức 113 tỷ USD nhưng theo Bộ Công Thương, thành tích này vẫn chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), điều đó cho thấy nhiều tồn tại của doanh nghiệp trong nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo