Tìm kiếm: tăng-thấp

DNVN - Báo cáo tại phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 3 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, sáng ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhu cầu của thị trường trong nước thấp, tính cạnh tranh cao là các khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay.
Những số liệu tích cực về tình hình tế quý I năm 2024 với tăng trưởng GDP đạt 5,66% cao nhất cùng quý kể từ năm 2020 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng trong tầm kiểm soát tăng 3,77%, kinh tế vĩ mô ổn định cho thấy nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, phát triển, khẳng định sự thành công trong điều hành của hệ thống chính trị.
DNVN - Theo giới chuyên gia, hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2024 còn gặp rất nhiều khó khăn cả trong nước và quốc tế. Để có thể lấy lại đã tăng trưởng cao cần rất nhiều sự hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện hơn nữa từ phía Chính phủ, các bộ, ngành, hệ thống ngân hàng và địa phương.
Phóng viên TTXVN tại Washington đưa tin, theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 14/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của của nước này đã được giữ nguyên trong tháng 10 và mức tăng lạm phát cơ bản hàng năm đạt mức thấp nhất trong hai năm, dấu hiệu giúp Cục Dự trữ liên bang (Fed) có thể hoàn tất chính sách tăng lãi suất.
Trả lời câu hỏi chất vấn sáng 6/11 của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, đồng thời đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng 14% năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tín dụng tăng thấp là do cầu tín dụng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,9%; ngành khai khoáng giảm 5,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,6%; cung cấp nước...
Tăng trưởng việc làm chậm lại và áp lực tiền lương dịu xuống có thể giúp các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thêm tin tưởng rằng kinh tế Mỹ đang trong quá trình điều chỉnh từ cú sốc đại dịch COVID-19 và lạm phát có thể tiếp tục giảm mà không cần tăng lãi suất hơn nữa.
Các động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam đang chậm lại, dự kiến năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra. Thủ tục hành chính tuy được nhiều bộ, ngành cắt giảm, nhưng 1 số lĩnh vực vẫn gây khó cho người dân, doanh nghiệp. TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết.

End of content

Không có tin nào tiếp theo