Tìm kiếm: vốn-ngân-sách-nhà-nước

“Đến bao giờ bữa cơm của các cháu học sinh ở Tây Bắc có thịt và không còn phải học trong những cái chuồng? Đến bao giờ những cô giáo ở miền Tây Thanh Hóa không phải mời khách bằng những con nòng nọc? Làm sao để không còn những nữ sinh phải tìm đến cái chết vì quá nghèo, không có được 1 triệu đồng để nộp phạt vì vi phạm luật giao thông như ở Tây Nguyên? Làm sao để không còn những phụ nữ quyên sinh để cho gia đình có được sổ hộ nghèo như ở miền Tây Nam Bộ?”.
Hàng loạt vấn đề về kinh tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc vào đầu tuần tới. Đánh giá những mặt làm được và chưa làm được, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển đã chỉ ra nhiều hạn chế cần phải khắc phục để thực hiện nốt 2 năm còn lại của giai đoạn 2011 - 2015.
Ngày hôm qua (10/9), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định về chính sách lao động và tiền lương trong các DN nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012.
Theo một số chuyên gia, lạm phát được giữ ổn định ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm là điều kiện tốt để thực hiện một gói tài chính cỡ 100.000 tỷ đồng giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng ảm đạm. Tuy nhiên, đầu tư gói “kích cầu” vào đâu là vấn đề phải hết sức cân nhắc và cẩn trọng.
Phản hồi dự thảo Quyết định của Thủ tướng về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1-7-2007 vừa được Bộ Tài chính công bố, ý kiến chuyên gia kiến nghị quá trình thực hiện xóa nợ cần minh bạch, chính xác, đảm bảo sự công bằng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 với nhiều nội dung quan trọng như khẩn trương hướng dẫn và triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng để hộ gia đình, cá nhân vay mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp và nhà ở thương mại; đề xuất phương án mở rộng đối tượng mua nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam...
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quy luật GDP quý I tăng trưởng thấp do đầu tư thấp, gây áp lực cho những quý còn lại trong năm. Để xóa bỏ quy luật này, theo TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phải đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, ngay từ những tháng đầu năm.
Dự án mới được nhà thầu làm khoảng 50% giá trị công trình, nhưng được chủ đầu tư cho quyết toán khống tới 95%. Hiện công trình đã chậm tiến độ 18 tháng, nếu muốn hoàn thành, ngân sách còn phải chi thêm nhiều tỷ đồng nữa...

End of content

Không có tin nào tiếp theo