Tìm kiếm: vùng-biển-Hoàng-Sa

Giữa biển đêm lạnh giá, ba con người nhỏ bé ngồi trên mình Ông và cảm nhận sự sống trở về. Ông dìu ngư dân đến chỗ chiếc thuyền đang trôi dạt, nhẹ nhàng nghiêng mình để họ leo lên, rồi Ông từ từ biến mất vào lòng đại dương. Cảm giác đêm tháng 10 năm ấy luôn ở trong tâm trí và suy nghĩ của lão ngư Nguyễn Nghề. Nó như một giấc mơ cổ tích có thật.
DNVN - Lúc 8h sáng nay 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Đà Nẵng cho hay vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng về tình hình và kết quả triển khai công tác phòng, chống bão số 5 trên biển, tính đến 5h sáng cùng ngày.
DNVN - Lúc 21h tối nay 16/9, Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ cho hay, hồi 19h cùng ngày, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 11.
Phấn khởi vì trúng đậm cá ngừ đại dương ở chuyến biển cuối năm nên nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên tiếp tục vươn khơi bám biển những ngày cuối tháng Chạp. Điều này đồng nghĩa với việc ngư dân sẽ đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 ngay trên biển.
Ở Nam Trung bộ có một làng câu cá bò gù (cá ngừ đại dương) được ngư dân đánh giá lớn nhất Đông Nam Á. Dân biển ví rằng, những thợ câu cá bò gù ở làng Thiện Chánh (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) ra biển là “câu” nhà lầu, biệt phủ và cuộc sống vương giả.
“Chừng nào Gạc Ma và Hoàng Sa chưa trở về với Tổ quốc thì Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sẽ nhắc nhớ cho muôn đời con cháu phải làm điều cần làm để non sông thu về một mối” - ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh
Không ngẫu nhiên mà bao đời nay, ngư dân miền Trung vẫn bất chấp nguy hiểm của cả thiên tai lẫn nhân tai để vượt nghìn trùng xa ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản. Bởi đơn giản, ngoài việc khẳng định chủ quyền, vùng biển Hoàng Sa còn là một vựa cá.

End of content

Không có tin nào tiếp theo