Tìm kiếm: vùng-chuyên-canh
Nhờ mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhiều mô hình kinh tế tại huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đưa lại thu nhập cao, góp phần phát triển kinh tế nông thôn mới cho địa phương này.
Nhằm chuyển đổi sản xuất vùng khó khăn đạt hiệu quả kinh tế cao, nông dân hưởng lợi và nông nghiệp, nông thôn đổi mới, tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) nói riêng chú trọng phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Là huyện xứ lạnh và từng phải nhập đến 70% rau phục vụ cuộc sống nhưng đến nay, bằng cách chú trọng trồng rau sạch, người dân Bắc Hà ( Lào Cai) đã chủ động được nguồn rau bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa giúp bảo vệ môi trường và giảm nghèo.
Tính đến hết năm 2018, toàn huyện Chợ Gạo có 9/18 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới. Mục tiêu huyện đặt ra trong năm 2019 là 9 xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nhằm tiến tới đưa huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020.
Anh Vũ Văn Khánh, ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đầu tư 3 tỷ đồng để trồng các loại nấm đắt tiền. Anh Khánh bán nấm với giá dao động tùy theo nhu cầu như nấm xích chi 600.000 đồng/kg; hồng chi 800.000 đồng/kg; nấm Hàn Quốc 1.000.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh Khánh thu lãi gần 200 triệu đồng/vụ.
Đây là cơ hội để sản phẩm rau của thị xã An Khê (Gia Lai) khẳng định thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường, người trồng rau nâng cao thu nhập, phát triển vùng nguyên liệu.
Thời gian qua công tác tháo gỡ rào cản về kiểm dịch thực vật để mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt là đối với các mặt hàng trái cây xuất khẩu đi các nước.
Hướng đến một nền sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, người dân xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã tập trung chuyển đổi trồng cam hữu cơ sạch.
Việc phát triển và quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái sẽ là hướng đi tất yếu để nâng cao giá trị cho trái cây TP Cần Thơ.
Không còn nỗi lo được mùa mất giá, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang mở ra hướng đi ổn định cho nông dân vùng đồng bào Chăm trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ trồng cây măng tây xanh bằng cam kết hỗ trợ tất cả từ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Khoai lang là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.
Sau hơn 8 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự lồng ghép hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Yên đã xuất sắc hoàn thành 9/9 tiêu chí và trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bắc Giang.
Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân Lâm Đồng, trong đó có bà con người K'ho.
Sự phát triển mạnh mẽ của các HTX sản xuất và chế biến chè đang giúp thương hiệu chè xanh Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) ngày càng vươn xa. Cây chè trở thành cây trồng chủ lực, có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản lớn và còn nhiều dư địa để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng để khai thác tốt thị trường này, nông sản Việt cần nâng cao giá trị, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ….
End of content
Không có tin nào tiếp theo