Tìm kiếm: vụ-án-tham-nhũng
Tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 69 được Bộ Công an tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án đã khởi tố.
Trong vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được xét xử, có thể thấy, chỉ bằng vài thủ thuật đơn giản, hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước đã không cánh mà bay.
Lãnh đạo Bộ Công an cho biết, trong trường hợp không tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền trong vụ TMV Cát Tường thì án đến đâu, xử lý đến đó.
Ngày 15/12, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên), nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB về các hành vi: kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.
"Trong suốt những năm qua, hình phạt nghiêm khắc cho tội tham nhũng không được thực thi, thậm chí có người đã cho rằng nó thách thức xã hội khi có nhiều án treo, khi có những hình phạt như đùa..."
Sáng nay 12/12, TAND TP Hà Nội đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ra xét xử. Dự kiến phiên tòa sẽ được xét xử trong trong 3 ngày.
"Nói về tham nhũng, đừng gắn liền với vụ án anh Dương Chí Dũng. Ở góc độ của luật sư, vụ án này cũng là việc nhỏ so với việc chung thôi", Luật sư Trần Đình Triển cho biết.
"Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là câu nói tâm huyết của người lãnh đạo cao nhất của Đảng về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay".
Đó là ý kiến của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh trong buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) ngày 3.12.
Ông Nguyễn Bá Thanh - Đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, ngày 12/12 tới sẽ xét xử vụ án Dương Chí Dũng.
Thời lượng dành cho phiên chất vấn Thủ tướng không nhiều nhưng đại biểu nào cũng muốn hỏi và đặt nhiều câu hỏi dành cho người đứng đầu Chính phủ. Để tiến kiệm thời gian, không ít lần chủ tọa phiên chất vấn đã phải ngắt lời đại biểu, yêu cầu đi thẳng vào câu hỏi.
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tổ chức 7 đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo là chủ trương đúng đắn, kịp thời.
“Về minh bạch tài sản chúng ta có kê khai mà không công khai. Bảng kê khai tài sản thường được cất rất ngăn nắp, kín đáo, cẩn mật trong tủ hồ sơ của các cơ quan quản lý cán bộ mà không công khai niêm yết ở các cơ quan, nơi người công tác thường trú hoặc nơi công tác. Có cán bộ cấp phòng ở một thành phố sau hơn 1 năm tài sản tăng thêm lên đến hàng chục tỷ đồng, có cậu bé mới lớn đã tích lũy được cả biệt thự sang trọng, ô tô đắt tiền và vài lô đất trong phố”.
Báo cáo tại Quốc hội sáng nay (28/10), ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện KSND Tối cao cho biết, có 6 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng đã có kết luận điều tra, đã hoàn tất cáo trạng và tống đạt cáo trạng. Ở Hà Nội sẽ xét xử vụ “bầu” Kiên, vụ Vinalines và vụ Dương Chí Dũng, cùng với Dương Tự Trọng tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ba vụ còn lại là sai phạm ở Vifon, công ty tài chính 2, vụ Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên trưởng phòng giao dịch của Vietinbank lừa đảo gần 4000 tỷ đồng.
“Theo tôi, thời gian tới cần tập trung đánh vào các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty đó là nơi tiêu sài tiền nhà nước nhiều nhất; đánh vào các dự án đầu tư công. Tôi cho rằng việc truy cứu đến cùng là rất cần thiết nhưng hiện nay để làm được việc đó không dễ, vướng rất nhiều, đụng chạm rất nhiều”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo