Tìm kiếm: xuất-bán
Chỉ nuôi hơn 100 con chim trĩ xanh thuần chủng nhưng mỗi năm có thể thu lãi trên 1 tỷ đồng từ việc bán con giống. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Minh Tuệ, chủ trang trại chim trĩ xanh ở xã Giao Tiến (Giao Thủy, Nam Định) khi nói về kinh nghiệm nuôi loài quý hiếm này.
Giữa phố thị tấp nập, bỗng xuất hiện một ông nông dân từ quê vào phố lập nghiệp. Nhưng nhờ “bí kíp” nuôi bồ câu Pháp, bình quân mỗi tháng ông Huỳnh Văn Lam (53 tuổi, ở phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thu lãi ròng trên 10 triệu đồng.
Những con cá chép Koi Nhật Bản được ông Đinh Quang Tiến (58 tuổi, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) nuôi trong lồng inox đặt dưới sông Trà Khúc. Đây là cách nuôi cá Koi độc đáo được ông Tiến thử nghiệm và mang lại hiệu quả.
Quanh năm gắn bó với ruộng vườn, thu nhập thất thường không đủ trang trải cho gia đình, bí quá anh Nguyễn Văn Dũng (42 tuổi, ở Đơn Dương, Lâm Đồng) đã chuyển qua nuôi thỏ. Kết quả sau vài năm anh đã có đàn thỏ lên đến nghìn con, mỗi tháng lãi hơn 30 triệu đồng.
Sau gần 1 năm chăm sóc, hàng chục hộ nuôi cá bớp ở Lý Sơn đã bắt đầu xuất bán ra thị trường. Nhờ được hỗ trợ con giống và kỹ thuật nên vụ này người nuôi cá bớp trúng lớn, nhiều hộ thu về từ 300 - 500 triệu đồng.
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, chăn nuôi động vật hoang đã trở thành nghề “hái” ra tiền cho một số hộ dân. Song cũng từ chính nghề này nhiều hộ gặp không ít khó khăn vì mắc nợ.
Lúc còn sống, Thomas Midgley được tôn vinh và nhận nhiều giải thưởng danh tiếng khi tạo ra xăng pha chì và CFC để dùng trong xe hơi và tủ lạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong những thập kỷ gần đây cho thấy hai hợp chất này đã hủy hoại môi trường và đầu độc con người.
Sau 5 năm nỗ lực đàm phán cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện, quả vải Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu vào Nhật Bản. Chinh phục thêm một thị trường xuất khẩu là thêm một cơ hội giúp giá quả vải ổn định, người dân trồng vải có nguồn thu nhập cao.
Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng; trong đó có nhiều sản phẩm thuộc hạng 4 sao, 5 sao.
Khi vào thăm nhìn thấy đàn chồn hương 70 con của gia đình anh Đoàn Văn Nghiên, thôn Thượng Cầm, xóm 6, xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình (Thái Bình) thì người "yếu bóng vía" sẽ thấy ghê ghê, nhưng anh thì bảo: "trông nó ghê thế thôi chứ hiền, nuôi nhàn, tốn ít thức ăn và thu nhập thì cũng mê lắm".
Ông Bùi Văn Thân, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cho biết, mỗi năm ông nuôi 1 lứa gà trống thiến chính cho dịp Tết Nguyên đán với khoảng 800-1.000 con. Riêng dịp tết sắp tới, ông Thân đang nuôi khoảng 800 con gà trống thiến.
Năm 2019 huyện Đakrông (Quảng Trị) phấn đấu giảm nghèo sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trên 5%. Để đạt được mục tiêu này, huyện khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc vùng biên giới.
“Sử dế” là tên quen thuộc mà người dân ở ấp 1, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), hay gọi anh Trần Thanh Sử, người đã nỗ lực vươn lên làm giàu từ nghề nuôi dế.
Sau cơ bão dịch tả lợn gây thiệt hại không nhỏ, nhiều hộ sản xuất trên địa bàn xã Lâm Xuyên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã chuyển hướng sang mô hình chăn nuôi đại gia súc, mang lại lợi ích toàn diện về kinh tế, môi trường.
Từ khi HTX Nông, lâm nghiệp Bảo Hiệu (Đa Phúc-Yên Thủy-Hòa Bình) thành lập và đi vào hoạt động với mô hình trồng cây dược liệu đã giúp không ít hộ gia đình tại đây có việc làm và thu nhập, nhiều hộ cũng thoát nghèo nhờ mô hình trồng cây dược liệu của HTX.
End of content
Không có tin nào tiếp theo