Tìm kiếm: xuất-khẩu-hàng-hóa

Mới chỉ có khoảng 1,86% doanh nghiệp Việt Nam có dành sự quan tâm đáng kể và tìm hiểu về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các cơ hội từ CPTPP là rất lớn và rất rõ, nhưng nó chỉ là trên giấy nếu các địa phương không chủ động triển khai và doanh nghiệp không chủ động thích ứng.
Đó là một trong những vấn đề trọng tâm được TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh khi đề cập đến bối cảnh thương mại thế giới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tại hội thảo về hội nhập kinh tế quốc tế tổ chức tại Phú Yên mới đây.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, nhưng không còn dễ tính bởi các qui định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao gói… Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị & nguyên phụ liệu năm 2019, ngày 24/10, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hội Thêu đan TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo 'Dệt may chủ động đáp ứng quy định về xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh mới'.
Nhờ tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, Việt Nam đã và đang mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Hoạt động này không chỉ giúp hàng hóa của nước ta tăng sức cạnh tranh, xâm nhập sâu vào các thị trường khó tính mà còn giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu.
Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Các FTA này được đánh giá đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo