Tìm kiếm: xử-lý-nợ
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ nợ xấu đã giảm từ trên 8% xuống còn khoảng 6% và mục tiêu điều hành tín dụng trong năm nay là phải đưa dòng tiền đến với doanh nghiệp để phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, kỳ nghỉ Tết đã kết thúc, các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương tập trung thực hiện kế hoạch công tác của năm 2013, trước hết là thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ ngay từ những ngày đầu xuân mới.
“Nhiệm vụ đặt ra đối với Ngành Ngân hàng năm 2013 rất nặng nề, trong đó trọng tâm là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại tệ và tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng”.
Việc tìm cách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đã bàn kỹ càng, Nghị quyết 02 của Chính phủ cũng đã đưa ra những giải pháp đồng bộ, hợp lý. Vấn đề bây giờ là phải tổ chức thực hiện quyết liệt để đạt được mục tiêu đề ra.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013.
Năm con Rồng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã ghi điểm ở một số lĩnh vực như tỷ giá ổn định, nỗ lực hạ lãi suất (một đầu) và gượng giữ thế trận cho những ngân hàng mất thanh khoản, yếu kém đi dần vào khuôn khổ tái cấu trúc của toàn hệ thống.
Nhiều ngân hàng thương mại đã xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay. Điểm khởi đầu vẫn là thực tế thừa vốn mà khó cho vay ra. Thế nên có ý kiến tính đến một giải pháp hỗ trợ đặc biệt…
“Triển vọng kinh tế năm 2013 sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2012, tuy nhiên có thể nền kinh tế sẽ đạt những dấu hiệu sáng hơn vào nửa sau của năm,” đây là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR tại Hội thảo Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Theo Kinh tế trưởng của WB Việt Nam - Deepak Mishra, việc áp dụng các biện pháp hành chính thường thấy để kiểm soát giá trong dịp Tết không phải là giải pháp hiệu quả để chống lạm phát.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tháng 1/2013, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tiếp tục âm khoảng 1% so với cuối năm 2012. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng.
Chiều 25/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành làm việc định kỳ với các chuyên gia, tư vấn nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và các giải pháp gắn với chính sách để thực hiện các mục tiêu của năm 2013.
Trong tháng 1/2013, đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà trọng điểm sẽ làm thành lập Công ty Mua bán Nợ quốc gia có thể sẽ được trình lên Bộ Chính trị. Đây là một trong những thông tin đang “hâm nóng” thị trường.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia ngày 23/1 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng kinh tế Việt Nam đã không rơi vào khủng hoảng sau một năm được coi là khó khăn nhất.
Cận Tết, nhiều ngân hàng lo thanh khoản do doanh nghiệp và người dân rút tiền chi tiêu, thị trường lãi suất lại gợn sóng. Các ngân hàng đua nhau khuyến mãi hút khách, có ngân hàng xé rào lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tới 11,5%/năm, vượt 3,5% so với quy định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo