Tìm kiếm: yếu-kém
Được nhật báo The Japan Times vinh danh là một trong 100 CEO châu Á xuất sắc nhất năm 2012, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng là người khai sinh và đưa Hoàn Mỹ trở thành tập đoàn y khoa tư nhân lớn nhất Việt Nam, với hệ thống 6 bệnh viện và một phòng khám trải dài từ miền Trung đến miền Nam. Nhưng, cái bẫy tài chính đã ập đến với ông sau chu kỳ 10 năm.
Ngành mía đường đi vào con đường trì trệ, cạnh tranh “giẫm chân” nhau, nông dân thiệt thòi. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ cần một chính sách mới để có thể cạnh tranh sòng phẳng với đường thế giới.
Dần phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu gia tăng, song ngành xi măng Việt Nam vẫn cần một chiến lược dài hạn nhằm giải quyết các vấn đề đang phải đối mặt, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ hiện muốn thâu tóm thị trường.
Nếu không giao dịch bất động sản qua sàn, quá trình mua bán trên thị trường từ sơ cấp (chủ đầu tư bán lần đầu) đến thứ cấp (mua đi bán lại) sẽ nhanh gọn hơn, khách hàng đóng vai trò chủ động đồng thời có thể giảm được chi phí.
Oracle ủy quyền cho Tạp chí Forbes vừa khảo sát đề tài “Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện đại: Bạn đã vượt qua các đối thủ cùng ngành?”. Khảo sát được tiến hành với hơn 400 trưởng bộ phận Chăm sóc khách hàng đến từ các tổ chức khác nhau đại diện cho 10 ngành công nghiệp lớn nhất.
Theo dự báo của Ủy ban Kinh tế-Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), lạm phát của Việt Nam đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 xuống còn 4,1%năm 2014 và được dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống mức 2,5% trong năm 2015.
Chỉ còn hơn 7 tháng nữa là thời gian Đề án 254 (Đề án Tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015) sẽ kết thúc. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội thì đến thời điểm này, Đề án 254 đang được NHNN thực hiện đúng hướng, theo lộ trình đề ra và cũng là một trong lĩnh vực thực hiện tái cơ cấu tốt, bài bản nhất.
Nhiều sàn giao dịch bất động sản đang “nín thở” nghe ngóng thị trường khi quy định không bắt buộc giao dịch qua sàn theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 tới đây.
Chỉ 2-3 năm sau "kết hôn", một số ngân hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng khả quan về thu nhập, lợi nhuận, cải thiện chỉ số an toàn vốn...… Mục tiêu của các đề án sáp nhập là ngân hàng sẽ phải "khỏe" hơn, để có thể tăng tốc phát triển trong giai đoạn "hậu" sáp nhập.
Cho đến nay ở Việt Nam, hầu hết các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng đã xảy ra đều đạt được mục tiêu cần thiết dưới sự giám sát của NHNN.
Khu vực kinh tế tư nhân phải là động lực phát triển trong tương lai, là động lực chứ không phải “một trong những động lực”. Nhưng động lực ấy bao giờ mới lớn?
Chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết định mua lại 2 ngân hàng thương mại cổ phần. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang bước vào cao trào khi hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập diễn ra.
Tại chương trình giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vị thế doanh nghiệp bằng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến” do Chất lượng Việt Nam tổ chức, nhiều chuyên gia nhận định, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi trước ngưỡng cửa gia nhập “Cộng đồng kinh tế ASEAN" cũng như tham gia một số các hiệp định như: Hiệp định Việt Nam - EU FTA và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trao đổi với PV Tiền Phong, nhiều chuyên gia cho rằng, khó chấp nhận việc nông dân gặp khó mà không thấy “nhạc trưởng” giúp họ tiêu thụ sản phẩm đâu. Bỏ ngỏ vai trò của các tham tán thương mại là hồi chuông cảnh báo với Bộ Công Thương.
Ngoài mục tiêu đảm bảo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2015 theo kế hoạch mà Quốc hội đặt ra, thì riêng nhóm nông lâm sản, ngành Công-Thương phải có giải pháp để tiêu thụ hết cho người nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo