Tìm kiếm: yếu-tố-quyết-định

Việc Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cao trong tháng 7/2025 đang đẩy tỷ giá USD/VND lên mức cao kỷ lục, tạo áp lực lớn lên điều hành tiền tệ và lạm phát tại Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường quốc tế chưa rõ ràng, Việt Nam đứng trước một thử thách lớn để cân bằng giữa ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Việc thực hiện các cam kết về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) tại Việt Nam đang ngày càng trở thành yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực thi các chiến lược này vẫn gặp phải nhiều khó khăn.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025, quyết liệt triển khai "bộ tứ trụ cột"; đồng thời chủ động ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ...
Dù mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ công bố với hàng hóa Việt Nam chưa chính thức có hiệu lực và đang được tạm hoãn đến đầu tháng 7/2025, song cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã không chờ đến “giờ G”, mà đã nhanh chóng “kích hoạt” các kịch bản ứng phó, chủ động tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tìm kiếm thị trường thay thế và chuyển mình số hóa.
Từ ngày 1/7, mô hình chính quyền hai cấp sẽ chính thức được vận hành tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Để bộ máy này vận hành hiệu quả ngay từ nay, đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cấp xã, phường cũng đang nỗ lực hết mình để giải quyết các thủ tục hành chính được thử nghiệm.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội “vàng” để định hình vị thế mới và giá trị mới trong trật tự thế giới đang tái cấu trúc. Đồng bộ hóa được “Bộ tứ trụ cột”, Việt Nam sẽ tiến lên với vai trò một quốc gia kiến tạo, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, có bản sắc phát triển riêng và có sức lan tỏa trong khu vực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo