Tìm kiếm: đăng-ký-nhãn-hiệu
Theo quan niệm của nhiều người, rác thải chỉ là những thứ bỏ đi, thậm chí gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, với CEO Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa3e Bùi Thị Bích Ngọc, nhiều thứ bỏ đi đó lại quý như vàng khi được “phù phép” thành nước tẩy rửa sinh học, vừa mang lại lợi nhuận kinh doanh cao, vừa bảo vệ môi trường.
Với khát vọng tạo nên một thương hiệu mang “hơi thở” núi rừng Kon Tum, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm chấp nhận bị gọi là “khùng”, dồn thời gian, tiền bạc và tâm huyết nuôi loài chim được ví như lộc trời - chim yến.
HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công là đơn vị đầu tiên của tỉnh Tiền Giang xây dựng thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, với sản phẩm gà ta Gò Công – giống gà đặc sản của địa phương.
DNVN – Tính đến nay, đã có 32 doanh nghiệp trà trên địa bàn TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Trà B'Lao” và có 14 doanh nghiệp tơ lụa được sử dụng nhãn hiệu “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Sau hơn 30 năm kinh doanh, Tadashi Yanai đã đúc rút ra 23 nguyên tắc quản lý, chia làm tám chủ đề chính và coi chúng là linh hồn của Fast Retailing.
Đến hết tháng 7/2019, toàn tỉnh Bắc Giang có 453 HTX nông nghiệp/tổng số 706 HTX. Trong đó có nhiều sản phẩm chất lượng của các HTX tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Nhận thức rõ vai trò của bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm, một số HTX đã quan tâm hơn đến vấn đề này.
Trên cơ sở nhìn nhận đầy đủ những cơ hội mang lại từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Sơn La đã và đang tập trung triển khai với mục tiêu sử dụng lợi thế sẵn có, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.
Việc gừng Kỳ Sơn ở Nghệ An vừa được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tiếp tục là động lực thúc đẩy nhiều nông sản đặc sản khác hướng tới bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Các HTX có đặc sản Chỉ dẫn địa lý cũng vì thế mà nâng thêm sức cạnh tranh.
DNVN – Đó là mục đích của “Hội thảo ngành Trà và Dâu tằm tơ gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. Bảo Lộc”, một chương trình chính của Tuần Văn hoá Trà và Tơ lụa Lâm Đồng, sắp diễn ra tại TP. Bảo Lộc, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII, năm 2019.
Nhằm ổn định thị trường tiêu thụ và ngày càng nâng cao giá trị nông sản, hàng hoá, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân địa phương.
Nghề hấp cá phơi khô ở vùng ven biển huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang lâm cảnh sản phẩm khó tiêu thụ, giá sụt giảm, hàng trăm hộ dân sống bằng nghề này bị mất nguồn thu.
Trái thanh long của Long An hay chanh không hạt Hậu Giang ngày càng có tiếng vang trong và ngoài nước gắn liền vai trò quan trọng của HTX ở địa phương trong việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ.
Để giúp nông dân trồng cây ăn trái đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ hỗ trợ cho nông dân về vốn, nguồn cây giống chất lượng cao... để phục vụ xuất khẩu.
Trà rau má Quảng Thọ', 'Rau Đà Lạt' hoặc rau, hoa gắn thương hiệu 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành' là những nhãn hiệu độc quyền đang được một số HTX nông nghiệp ở Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng sử dụng hiệu quả, đổi mới sáng tạo mang lại lợi nhuận lớn.
Đây là cơ hội để sản phẩm rau của thị xã An Khê (Gia Lai) khẳng định thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường, người trồng rau nâng cao thu nhập, phát triển vùng nguyên liệu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo