Tìm kiếm: đất-vườn
Nhờ trồng bưởi da xanh VietGAP mà gia đình ông Trịnh Ngọc Trung (ấp Quới Lợi, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã 'đổi đời', thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ba người con của ông đều được ăn học thành tài và đều là công chức, viên chức nhà nước.
Cây bưởi da xanh theo hướng an toàn nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế cao đã giúp nhiều nông dân tỉnh Bến Tre vươn lên làm giàu.
Thử nghiệm trồng chanh không hạt với mục đích cải tạo đất vườn tạp kém hiệu quả, sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Lệ (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang có thu nhập đều đặn từ vườn chanh năng suất mà không phải bỏ nhiều công chăm sóc.
Tận dụng vùng đất cát gần nhà, anh Nguyễn Hữu Hà, thôn An Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) đã xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập cao. Với diện tích trang trại 4 ha, anh đã đầu tư nuôi cá, ếch, vịt và phát triển thêm ngành dịch vụ, thu lãi mỗi năm trên 600 triệu đồng.
Phát huy tinh thần khởi nghiệp của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hòa Bình, nhiều phụ nữ trẻ ở các địa phương đã tận dụng các nguồn lực xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội.
Dựa vào đặc tính của cây gấc lai dễ trồng, không kén đất, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) tăng cường trồng gấc. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều bà con có thêm nguồn thu nhập.
Đằng sau thành công của HTX Mường Kim là hành trình gần 10 năm trăn trở và khởi nghiệp thành công với việc phát triển sản phẩm tinh dầu dược liệu của anh Vàng Văn Sưởng - Giám đốc HTX Mường Kim (thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Hà Quang Nam (xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) đã đứng ra vận động thành lập HTX Nông nghiệp Đồng Vàng, để khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương.
Dù tuổi cao, sức khỏe hạn chế nhưng ông Trịnh Ngọc Trung (Bến Tre) luôn đi đầu trong các phong trào, góp phần xây dựng quê hương.
Tận dụng những khoảng trống trong vườn bưởi để trồng xen các loại cây khác như cam cảnh, quýt cảnh cộng với chăn nuôi gà Đông Tảo… đã đem lại thu nhập cao cho gia đình anh Phạm Huy Tấn, trú tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh - Thanh Hóa).
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh An Giang xuất hiện một nghề mới, thu hút nhiều người tham gia đó là nghề nuôi chim yến. Nhiều người gọi đây là 'nghề bạc tỷ' bởi lợi nhuận từ việc bán tổ yến rất cao. Tuy vậy 'nghề bạc tỷ' này không phải ai làm cũng đạt. Đã có rất nhiều người 'ngậm bồ hòn làm ngọt', nhà yến xây xong, chẳng có con chim nào ở.
Giống mít mới lạ ra trái “ khổng lồ” nức tiếng cả vùng cù lao Phú Bình do chính ông Nguyễn Thanh Sơn (ngụ ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) lai tạo, ươm giống thành công. Với ưu điểm tuyệt vời là trái sai, siêu to, thơm và nhiều múi, vườn mít mới, lạ của ông Nguyễn Thanh Sơn hiện thu về khoản lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng.
Chị Nguyễn Thị Hồng Thúy (cán bộ Văn phòng UBND xã An Phước, huyện Long Thành) đang quyết tâm khởi nghiệp bằng nghề trồng rau thủy canh công nghệ cao của Israel. Chị Thúy có niềm tin rằng rau sạch sẽ tiêu thụ tốt nếu biết phát triển thị trường đúng cách.
Với mô hình kinh tế tổng hợp: nuôi ong, gia cầm, trồng cây ăn quả và trồng rừng, gia đình lão nông ở Sơn La đã thu gần 200 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Thế Báu ở thôn Tân Bình, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là người đầu tiên của địa phương ứng dụng công nghệ cao trồng và nhân giống các loại hoa cúc Đà Lạt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo