Với niềm đam mê sưu tầm đồ cổ, đến nay anh Tuấn (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã sưu tầm được vô số món đồ cổ đậm chất Nam bộ có một không hai với giá trị liên thành. Đặc biệt là chiếc giường được cẩn ốc xà cừ, có độ tinh xảo, thẩm mỹ hơn cả giường của Công tử Bạc Liêu.
Nhờ sự kỳ công trong chăm sóc cắt tỉa, một gia đình ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn đã biến cây duối cảnh (hay còn gọi là cây giới) thành một chiếc cổng độc đáo.
5 cây thị gần 700 năm tuổi trong vườn nhà ông Lê Minh Thưởng (Nghệ An) tương truyền là nơi vua Quang Trung buộc voi chiến. Cứ vào mùa, thị lại cho quả chín mọng, thơm ngào ngạt.
Đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) cách đất liền khoảng 20 km. Một điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá đảo Cù Lao Chàm chính là giếng cổ Chăm-pa, nơi được người dân trên đảo truyền tai nhau về sự thần kỳ của nước giếng. Những ai đi biển bị say sóng hoặc đang mệt mỏi chỉ cần uống nước giếng là thấy tỉnh táo.
Những ngày này, hình ảnh cây gạo nở hoa đỏ rực, có gần 30 đàn ong mật làm tổ trú ngụ của gia đình bà Nguyễn Thị Hoàn, thôn Cầu Đất xã Thành Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) rất đẹp mắt đã khiến hầu hết khách qua đường đều phải dừng lại trầm trồ, chiêm ngưỡng.
Đối với người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), trong lễ cưới, chú rể và cô dâu sẽ phải đi rót rượu mời họ hàng trong tư thế quỳ gối để tỏ lòng trân trọng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền từ người dự cưới. Tập tục này đã tồn tại từ nhiều thế hệ nay.
Nhằm bảo vệ đàn cá tự nhiên khỏi nạn săn bắt bừa bãi, đồng bào Thái ở bản Ngàm đề ra luật tục không ai được phép ra khúc sông cấm đánh cá nếu chưa có sự đồng ý.
Đời sống xã hội ngày càng phát triển, trên các bản làng vùng cao người Thái, Mông, Khơ mú… hầu hết đã có máy xay lúa. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn còn giữ lại những chiếc cối giã gạo truyền thống.
Với mong muốn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer, Hòa thượng Chau Sơn Hy, Trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) đã sưu tầm nhiều nông cụ xưa, những dụng cụ phục vụ đời sống để trưng bày, giới thiệu với khách tham quan.