Tìm kiếm: Đèo-Cả

Khi giá cát, đá, thép, xi măng đồng loạt tăng mạnh, ngành xây dựng Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Lợi nhuận không còn đến từ doanh thu đơn thuần, mà đến từ khả năng kiểm soát chi phí – yếu tố đang trở thành “phép thử” thực sự với sức bền quản trị và tiềm lực tài chính trong toàn ngành.
Việc Bộ Chính trị sẽ ban hành nghị quyết khuyến khích, hỗ trợ và định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân với những cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh được kỳ vọng sẽ "tháo chốt" để kinh tế tư nhân cất cánh, trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Với 3 đột phá chiến lược: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng những năm gần đây. Đặc biệt, trong giai đoạn tăng tốc, bứt phá hướng tới tăng trưởng 2 con số, tạo tiền đề cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong kiến thiết hạ tầng càng quan trọng.
Dự án đường sắt tốc độ cao có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và có thể nói là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035, dự án cần tối ưu hoá thời gian để sớm khởi công vào năm 2027 theo dự kiến.
Khi dự án đường sắt đô thị triển khai chậm, gặp nhiều vướng mắc có cả lý do chưa có những nhân lực am hiểu về loại hình vận tải này. Việc đào tạo nhân lực để không quá phụ thuộc vào nhân lực từ các nước có kinh nghiệm về đường sắt cao tốc là bài toán đang được đặt ra ngay từ khi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được xây dựng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo