Tìm kiếm: Chính-sách-thuế-đối
Để giảm thiểu tác động từ các mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa; duy trì niềm tin của nhà đầu tư và đối tác quốc tế.
Trong bối cảnh xuất khẩu trên thế giới đang đối mặt với nhiều rào cản mới, hai doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đang chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó.
DNVN - Phát biểu tại toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước", sáng ngày 25/4, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ về chính sách tài chính ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu.
DNVN - Trong bối cảnh ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ và tiếp tục kiên trì đạt được mục tiêu tăng trưởng, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách thuế. Trong đó có việc tránh mở rộng, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
DNVN - Ngày 9/4 theo giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm thuế xuống 10% với các quốc gia “không trả đũa”. Tuy nhiên, mức thuế với hàng hóa Trung Quốc được nâng lên 125% “ngay lập tức” với lý do “Bắc Kinh thiếu tôn trọng thị trường toàn cầu”.
Liên tiếp trong các ngày từ mùng 3/4 đến nay, nhiều cuộc họp, làm việc, điện đàm đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thực hiện để trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ rào cản thuế quan mà chính quyền Hoa Kỳ đặt ra, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả hai phía...
Thị trường hàng hóa thế giới; trong đó, có vàng vừa trải qua một tuần biến động, sau quyết định áp thuế đối ứng của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa xuất khẩu của hầu hết các quốc gia khác khi muốn vào Mỹ.
DNVN - Trong ngày 7/4, Tổng thống Donald Trump thông báo ông đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và cho biết "những giới hạn cứng rắn nhưng công bằng đang được thiết lập" trong các cuộc đàm phán về thuế quan đối ứng giữa hai nước.
Nông sản Việt không cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Hoa Kỳ, hơn nữa thị phần nông sản Việt tại Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt có niềm tin trong các vòng đàm phán sắp tới giữa hai Chính phủ Việt Nam – Hoa Kỳ, các sản phẩm nông sản sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất.
Việc Mỹ công bố thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% với xuất khẩu từ Việt Nam đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.
DNVN - Theo TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA), việc Mỹ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hoá Việt Nam sẽ giảm cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Mỹ, đồng thời gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam.
DNVN - Ngày 2/4 tới, Mỹ sẽ công bố chính sách thuế đối ứng với các đối tác thương mại. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị đưa vào danh sách các nước bị áp thuế đối ứng do vi phạm cả hai tiêu chí của Mỹ. Theo đó, nhiều ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và tổn thương.
DNVN - Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 25% lên tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ từ Việt Nam có thể khiến nhiều doanh nghiệp gỗ trong nước mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh. Lý do là biên lợi nhuận của ngành gỗ vốn không cao, nếu bị đánh thuế 25%, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị loại khỏi thị trường Mỹ.
DNVN - Đồng USD có sự biến động lớn vào ngày 5/3/2025, chịu ảnh hưởng từ những lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ và khả năng Fed hạ lãi suất trong tháng 6 tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo