Tìm kiếm: Dao-Tiền
Không chỉ là nghi lễ truyền thống, lễ cấp sắc đánh dấu sự trưởng thành còn là món ăn tinh thần trong đời sống văn hóa của đồng bào người Dao.
Những tổ ong rừng khổng lồ là nguồn cung cấp sáp, dùng trang trí trang phục truyền thống. Đây là nét văn hóa độc đáo của người Dao Tiền ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Việt Nam có 3 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận. Đó là: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Đắk Nông.
Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được chuẩn bị từ sớm. Bà con cho rằng thiếu món ăn này là thiếu hương vị Tết.
Mùa xuân, khi những bông hoa đào, hoa mận bung nở khắp các bản làng; cũng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật chuẩn bị những món ăn ngon đậm đà hương vị dân tộc đón Tết cổ truyền. Một trong số đó là món nộm gà tía tô.
Sách cổ Hán Dao (shâu) là một nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Dao tiền. Nhưng vốn sách quý này "có lẽ sau vài năm nữa sẽ không tồn tại", ông Bàn Văn Lân (ở Nguyên Bình, Cao Bằng), một người đam mê lưu giữ những cuốn sách cổ chữ Hán Dao cho biết.
Với người Dao Tiền ở huyện vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thì cỗ cúng trên bàn thờ 3 ngày Tết phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
DNVN - Ngày 6/6/2020, tại Thong Dong Ville 15B, Ngõ 37 Trịnh Công Sơn, Tây Hồ, Hà Nội, họa sĩ Đỗ Đức sẽ trưng bày 11 bức tranh sơn mài (khổ 80 x 100cm) vẽ những bộ sắc phục của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta.
Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sống trên dải đất Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Trong ngày Tết, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nhà ai cũng phải làm bánh chưng đen chay và coi đây là loại bánh không thể thiếu.
Cùng xem loạt ảnh tư liệu đặc sắc về phụ nữ một số dân tộc thiếu số ở Việt Nam được đăng tải trên ấn phẩm "Cư dân Đông Dương thuộc Pháp" của Viện Smithsonian (Mỹ) xuất bản năm 1944.
Quá tăng là một nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời của mỗi người đàn ông Dao Khâu (Lai Châu). Đây là nghi lễ xác nhận sự trưởng thành của một con người cũng như vai trò và trách nhiệm của cá nhân người đó với cộng đồng và xã hội.
Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột là lạ lẫm nhưng với người Dao Tiền ở bản Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng, trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
Cũng giống như đồng bào Dao đỏ ở nhiều địa phương, đồng bào Dao ở xã Suối Quyền huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nhiều lễ nghi quan trọng như lễ Lập tịch, Tết thanh minh; Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn vương). Trong những lễ nghi này đồng bào Dao ở Suối Quyền không thể thiếu điệu múa Chuông. Đây là điệu múa nằm trong khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông mới được múa.
Những ngôi nhà trình tường (tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ) của người Dao Tiền tại xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nằm sát bên những sườn núi không chỉ mang lại nét đẹp độc đáo nên thơ cho vùng cao mà còn thể hiện kỹ thuật làm nhà điêu luyện của người Dao Tiền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo