Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-dệt-may
Hiện nay, song song với nỗ lực của Chính phủ cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt Nam ở các ngành, lĩnh vực kinh tế; đặc biệt là thuộc các nhóm mặt hàng xuất khẩu đang khẩn trương thiết lập cơ chế để thích ứng cho phù hợp với tình hình mới.
Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
DNVN - Trước việc Mỹ dự kiến áp dụng thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Chính phủ nhanh chóng đàm phán với Mỹ. Đồng thời, đàm phán nhanh một số hiệp định thương mại tiềm năng để hỗ trợ doanh nghiệp.
DNVN - Để ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu cần đa dạng hóa thị trường, “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Các chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tại Bình Dương – trung tâm công nghiệp và xuất khẩu lớn của cả nước. Trước tình hình này, Hiệp hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương đã có những kiến nghị cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức.
Căn cứ Đạo luật Quyền hạn khẩn cấp kinh tế quốc tế (IEEPA), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả các đối tác thương mại, áp dụng từ ngày 5/4. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng áp dụng các mức thuế đối ứng riêng lẻ đối với 50 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ; trong đó có Việt Nam từ ngày 9/4.
Trước công bố Mỹ áp thuế 46% với hàng hoá của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cần bình tĩnh, chờ đám phán về thuế suất với Mỹ trong thời gian tới.
Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các DN xuất khẩu VN trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10%, thuế đối ứng lên tới 46% đối với VN, các ngành đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Việc duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu của DN Việt trở nên khó khăn hơn.
DNVN - Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt Việt Nam là một trong những hoạt động nhằm triển khai chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 với mục tiêu hỗ trợ ngành dệt may tiếp cận công nghệ, xu hướng đang diễn ra trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành.
Như một xu thế tất yếu, khi các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, quản trị DN) và lấy đó làm tiêu chuẩn đầu vào để "sát hạch" những mặt hàng, sản phẩm vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đã đặt ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất cần có sự chuyển dịch phù hợp.
DNVN - Hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, chuyển đổi xanh ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp Việt vẫy loay hoay thích ứng, thậm chí còn chưa hiểu chuyển đổi xanh là gì.
Trái ngược với những năm trước khi ngành dệt may rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, buộc phải cắt giảm lao động, từ nửa cuối năm 2024 đến nay, tình hình lại đổi chiều khi đơn hàng tăng khiến nhiều doanh nghiệp lo thiếu lao động.
Đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng lại giúp giảm thiểu nhiều chi phí, kinh doanh trực tuyến đang được cho là phương thức bán hàng phù hợp xu thế hiện nay, đây có thể nói là “mỏ vàng” của dệt may Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã thành công đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để bứt phá.
Bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết, nếu tận dụng tốt các lợi thế, thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh hơn, bảo đảm các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, Việt Nam có thể tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp năm 2025 và các năm tiếp theo.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về phát triển bền vững, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có những cách tiếp cận sáng tạo, từng bước chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn cao về phát triển bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo