Tìm kiếm: Hà-Công-Tuấn
Biến đổi khí hậu khiến các cơn bão gần đây mạnh hơn, diện tích rừng suy giảm, tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích ao hồ bị lấp dần hoặc xóa sổ.
Chỉ đạo hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm để tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp bền vững theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động.
Sáng 29/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
DNVN - DNVN – Đa số các loại đào rừng được mang về xuôi bày bán vào dịp Tết Nguyên đán đều là đào tự trồng. Việc cấm chặt đào rừng được hiểu là cấm chặt đào rừng tự nhiên. Theo đó, Thủ tướng không cấm chặt, khai thác cây đào, cây hoa mà người dân trồng. Thậm chí, những loại cây này đã trở thành hàng hoá, thành nguồn thu nhập của người dân.
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản đặt mục tiêu thu về 14 tỷ USD, tuy nhiên mối lo lớn nhất của ngành này là nguy cơ đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là kiện chống lẩn tránh thuế.
Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt trên 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019, tiếp tục đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp; giá trị xuất khẩu lâm sản nước ta tiếp tục đứng đầu khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới.
Theo dự báo của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, với đà tăng trưởng nửa đầu năm nay, xuất khẩu lâm sản cả năm 2020 có thể đạt 11,75 - 12 tỷ USD.
Khoa học công nghệ là giải pháp trọng yếu, là động lực để các lĩnh vực nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng phát triển nhanh, bền vững. Bởi vậy, thời gian tới các đơn vị nghiên cứu khoa học cần tập trung, quyết liệt đầu tư sâu hơn nữa, nhất là trong việc nghiên cứu về gen trong chọn tạo giống mới.
Nếu tình hình diễn biến thị trường tiến triển tốt như thời điểm nửa cuối tháng 6 đến nay, dự báo ngành nông nghiệp vẫn có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 41 tỷ USD trong năm 2020.
Dù chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, tuy nhiên, Bộ NN&PTNT vẫn kiên định với mục tiêu xuất khẩu trong năm 2020.
Tháng 3 vừa qua, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng của Mỹ đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng xuất xứ từ Việt Nam. Nếu đúng như vậy, có thể doanh nghiệp Việt sẽ mất toàn bộ thị trường này.
Thu hút FDI vào ngành gỗ tới đây xuất hiện 2 nguy cơ: Vốn kèm theo công nghệ lạc hậu ảnh hưởng tới môi trường, thường tập trung vào sơ chế đơn giản như ván, dăm; đồng thời, doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang rất cần vốn nên dễ mất quyền kiểm soát vào tay nhà đầu tư nước ngoài.
Bộ NN&PTNT dự báo xuất khẩu gỗ sẽ tăng trưởng trở lại trong quý III, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản cả năm đạt khoảng 11,75 tỷ USD.
Chiều 28/4/2020, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) tổ chức hội thảo “Phục hồi - Tăng tốc - Bứt phá: Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu dịch”.
Dịch Covid-19 kéo dài dẫn đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt đã và đang tiếp tục thay đổi mạnh, chỉ tập trung vào mặt hàng thực sự thiết yếu như nông sản thực phẩm, khiến cho các ngành hàng xa xỉ như đồ gỗ, ô tô, ăn uống, du lịch… trở nên ảm đạm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo