Tìm kiếm: Nuôi-giun-quế
DNVN - Mô hình sản xuất khép kín theo hướng hữu có hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với mô hình của người dân. Thêm vào đó, làm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, giảm 30-40% công lao động sống, giảm chi phí phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.
Nuôi toàn con "độc lạ", nghe tên đã thấy ghê mà nhiều nông dân thoát nghèo, thậm chí làm giàu vì thu nhập từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao, giúp người dân thoát nghèo.
Từng bỏ vài chục triệu đồng mua phân gia súc để nuôi giun quế, anh Tuyến ở TP Hạ Long nhanh chóng “làm giàu” nhờ sử dụng giun làm thức ăn chính trong chăn nuôi.
Có một công việc ổn định tại Hà Nội khiến bao người mơ ước, nhưng anh Lê Văn Tình (34 tuổi), xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) đã bỏ ngang để về quê nuôi giun quế.
Chị Đặng Thị Bích Vân là người chịu khó tìm tòi, học hỏi những mô hình sản xuất (ở thôn 2, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) đã mạnh dạn thử nghiệm và thành công với mô hình đa cây, đa con trong trang trại rộng 2 ha của gia đình. Đặc biệt, gần đây chị đã triển khai nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen mang lại hiệu quả cao.
Bằng nguồn vốn đầu tư của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh đã xây dựng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím (cá lóc thuần chủng) tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành. Đây là mô hình được Sở KH&CN đánh giá thành công và tiếp tục đầu tư nhân rộng để khai thác tốt thế mạnh nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh.
Thời gian gần đây, phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở các huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn đã được triển khai sâu rộng tới đông đảo đoàn viên thanh niên.
Nhờ bí quyết tự làm thức ăn riêng của mình mà đàn thỏ thương phẩm của gia đình ông Vũ Xuân Thọ (60 tuổi, trú tại khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) luôn khỏe mạnh, hay ăn, chóng lớn và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bản thân đang là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ea H'leo (Đắk Lắk) nhưng với niềm đam mê, chàng trai sinh năm 1988 Nguyễn Huy Quang đã vượt khó xây dựng trang trại nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Anh Nguyễn Chí Cảnh ở xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM) là một trong số những người tiên phong nuôi ruồi đạt hiệu quả cao. Việc nuôi ruồi lính đen lấy trứng và ấu trùng cung cấp cho thị trường làm thức ăn chăn nuôi đã giúp cho anh có thu nhập ổn định.
Tự nhận mình có duyên với nghề nông, sau nhiều thử nghiệm, Trần Văn Chung (sinh năm 1979) ở thôn Phúc Trung, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, Thái Bình “liều mình” đầu tư trồng loại cây quý tộc – măng tây xanh.
Mô hình nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun quế (trên thỏ dưới giun) của anh Lê Văn Bắc, 37 tuổi ở thôn Trung Hà, xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang là cách làm lạ mà hay, hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này giúp người chăn nuôi thỏ giải quyết tốt được vấn đề ôi nhiễm môi trường và có thêm nguồn thu nhập từ nuôi giun quế.
Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Từng 2 lần từ bỏ giảng đường Cao đẳng, Đại học và 2 lần làm ăn thất bại, chàng trai 9X Nguyễn Xuân Trường, xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội) vẫn không ngừng vươn lên, thành công với mô hình nuôi giun quế từ phân bò.
End of content
Không có tin nào tiếp theo