Tìm kiếm: Phạm-Đình-Đoàn

Việc Bộ Chính trị sẽ ban hành nghị quyết khuyến khích, hỗ trợ và định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân với những cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh được kỳ vọng sẽ "tháo chốt" để kinh tế tư nhân cất cánh, trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
“Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và góp phần xây dựng một Việt Nam năng động và hội nhập quốc tế".
DNVN - Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi khó lường, con đường phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đòi hỏi chiến lược thích nghi chủ động của doanh nghiệp để duy trì sự bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Nói như Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái "doanh nghiệp chậm 1 ngày có thể mất 3 ngày cơ hội".
DNVN - Phát biểu tại buổi đối thoại “Trợ lực để doanh nghiệp Việt vượt khó”, sáng 28/3, TS Vũ Tiến Lộc - đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường đang “chạm đáy”. Lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp hơn số lượng doanh nghiệp phá sản và giải thể.
DNVN - Tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiều doanh nghiệp (DN), doanh nhân nước ta đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới.
“Đấy cũng là điều cả nước nên mơ và các bạn sinh viên nên có những giấc mơ như thế. Khi có giấc mơ tỷ USD, chắc chắn các bạn rất nghiêm túc trong vấn đề đầu tư cho bản thân, học tập, tìm tòi, tìm kiếm sự hỗ trợ, cùng nhiều hành động để hiện thực hóa giấc mơ ấy”, TS. Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái kiêm Chủ tịch Quỹ đầu tư BK Fund - nói.
Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 trong 2 năm qua, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp đang dần đuối sức. Cộng đồng doanh nghiệp xác định trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất định, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, thay đổi đồng bộ các chiến lược sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Việt Nam có 700.000 doanh nghiệp, tính trung bình 1 doanh nghiệp giúp đỡ và kèm cặp cho 2 doanh nghiệp nhỏ, hay còn gọi là startup thì 3 năm sau, tổng số doanh nghiệp có thể tăng lên 1,5 triệu doanh nghiệp. Chỉ có con đường này mới giúp số lượng, chất lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng lên.

End of content

Không có tin nào tiếp theo