Tìm kiếm: Tác-động-của-biến-đổi-khí-hậu

DNVN - “Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024, đạt 6 kết quả và thông điệp chính. Những nội dung này sẽ được tập hợp để xây dựng, hoàn thiện báo cáo đệ trình Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững cho khu vực”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa thông tin.
DNVN - Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, cải cách quy định của các chính phủ và việc tăng cường nhận thức về rủi ro khí hậu đang giúp thu hút các nguồn tài chính khí hậu tư nhân mới. Tuy nhiên, cần có những dòng đầu tư tư nhân lớn hơn nhiều cho việc ứng phó rủi ro biến đổi khí hậu.
DNVN - Khoảng 200 đại biểu thuộc ngành nông Việt Nam, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng các chuyên gia quy tụ tại Hậu Giang để thảo luận, nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách giúp tỉnh có định hướng chỉ đạo thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao trong thời gian tới.
DNVN - Phát biểu tại hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, sáng ngày 18/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh, cần đưa đề án vào cuộc sống để hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.
Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc UNESCO tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh (Xing Qu), về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
DNVN - Trong bối cảnh tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, gây ra nhiều tổn thất cho năng suất ngành mía đường nói riêng. Điều này đòi hỏi ngành mía đường phải có chiến lược thích ứng khí hậu để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị trường.
Từ năm 2017 đến tháng 7/2024, Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (gọi tắt là dự án GCF) do UNDP phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai tại 7 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam khoảng 200 nghìn ha. Mặc dù chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng quốc gia (khoảng hơn 14,4 triệu ha) nhưng với diện tích này, Việt Nam đứng nhóm đầu trong các quốc gia có nhiều diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới.
Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.260 km đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Dân số của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm hơn 50% dân số cả nước, phần lớn lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến biển. Với điều kiện địa chính trị, địa kinh tế, Việt Nam có những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển.

End of content

Không có tin nào tiếp theo