Tìm kiếm: nhập-khẩu-đường

DNVN - Trong bối cảnh tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, gây ra nhiều tổn thất cho năng suất ngành mía đường nói riêng. Điều này đòi hỏi ngành mía đường phải có chiến lược thích ứng khí hậu để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị trường.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tổng cục Hải quan diễn ra chiều 18/12, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khẳng định: Năm 2024 ngành Hải quan sẽ sớm ban hành kế hoạch, Chỉ thị về thu ngân sách ngay từ đầu năm để phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu được giao năm 2024.
DNVN - Thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô. Trước áp lực cạnh tranh về nguồn cung, cần đẩy mạnh quảng bá quả thanh long gắn với nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận giúp gia tăng thương hiệu quả thanh long Việt Nam nói chung và từng vùng nguyên liệu nói riêng.
DNVN - Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, việc nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước.
DNVN - Sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực (từ ngày 17/5/2010), đường Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam rất thấp, khiến giá thành sản xuất đường của các nhà máy trong nước không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên kể từ khi VN áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, ngành mía đường trong nước đã có bước khởi sắc.
DNVN - Kể từ năm 2021, đường nhập khẩu Thái Lan vào Việt Nam chính thức bị áp thuế chống bán phá giá với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô; cộng với việc giá đường, nhu cầu đường thế giới liên tục tăng mở ra một tương lai triển vọng cho ngành mía đường trong nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo