Tìm kiếm: sản-xuất-giỏi
DNVN - Nhờ sự đồng lòng và đoàn kết của người dân mà tỉnh Nghệ An đang từng bước hoàn thiện, về đích trong chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở các xã vùng khó.
Nhiều sản phẩm chất lượng tốt, xuất khẩu ra nước ngoài nhưng lại không mặn mà vào siêu thị ở Việt Nam bởi chính sách thanh toán chậm, thủ tục phức tạp.
Trang trại rộng gần 3ha trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nuôi hàng ngàn con vịt trời.
Mô hình nuôi vịt trên sàn kết hợp nuôi cá dưới ao ở tỉnh Tây Ninh khá độc đáo, an toàn dịch bệnh, mang lại lợi ích “kép” vô cùng hiệu quả…
Sau khi nghỉ hưu, về với ruộng vườn, ông Quang nhận thấy cây lúa và vườn cây ăn trái của gia đình không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Năm 2000, khi địa phương phát động chuyển đổi sản xuất, ông Quang là một trong những người tiên phong trong phong trào chuyển đổi sang cây trồng lợi thế của địa phương là thanh long.
Tận dụng đất vườn của gia đình nhân rộng cây hồng không hạt (HKH) để nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định, vươn lên làm giàu. Anh Vương Trung Hùng (sinh năm 1974), dân tộc Nùng, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận có thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cây HKH địa phương.
Ông Nguyễn Minh Lý, ngụ ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nuôi thử nghiệm mô hình nuôi gà ta thả vườn bằng thảo dược. Đây là mô hình chăn nuôi khá độc đáo và mang lại hiệu quả, chất lượng rất tốt cho đàn gà nuôi.
Anh Trần Mạnh Giang, thôn Đức An, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã xây dựng mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) và sau gần 10 năm thực hiện, mô hình này không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm và giúp người dân học hỏi kinh nghiệm mở rộng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn.
Ở xã vùng sâu Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng biết đến bà Huỳnh Kim Lam, chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam. Doanh nghiệp của bà đã tận dụng cọng lục bình, thứ bỏ đi của vùng đất bưng biền, qua bàn tay khéo léo của công nhân làm ra sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao.
Với mức giá trên dưới 60.000 đồng/kg, vụ này khu vườn sầu riêng của gia đình ông Thoại cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ từ chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Phạm Văn Nhựt (xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) trở về quê hương gây dựng sự nghiệp với 3.000 m2 đất trồng lúa.
Nhờ trồng bưởi da xanh VietGAP mà gia đình ông Trịnh Ngọc Trung (ấp Quới Lợi, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã 'đổi đời', thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ba người con của ông đều được ăn học thành tài và đều là công chức, viên chức nhà nước.
'Hơn 10 năm trước, tôi về vùng sâu hẻo lánh này hầu như không có mấy hộ gia đình khai hoang lập nghiệp. Cả sinh hoạt và sản xuất đều rất gian nan vì cơ sở hạ tầng hầu như là con số 0, thiếu điện, thiếu đường...', ông Lại Hồng Chí - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp cây ăn trái Đồi Sabi (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) nhớ lại.
Toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.500 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và Trung ương.
Dù tuổi cao, sức khỏe hạn chế nhưng ông Trịnh Ngọc Trung (Bến Tre) luôn đi đầu trong các phong trào, góp phần xây dựng quê hương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo