Tìm kiếm: sản-xuất-vàng-miếng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang phối hợp, tập trung nguồn lực hoàn thành thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng (TCTD), 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch.
DNVN - Đưa ra giải pháp khơi thông thị trường vàng trong dài hạn, TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, mấu chốt vẫn là sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Qua đó, bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng và độc quyền sản xuất, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu của Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý ngay và luôn tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế.
DNVN - Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu không xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, sẽ không có giải pháp nào để ổn định thị trường. Phải tách bạch về quản lý Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước chỉ điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng hoặc ngoại tệ thay vì can thiệp cả chuyện sản xuất vàng miếng bán ra thị trường.
Nhiều đề xuất đã được đưa ra nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng.
Những giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững đã được các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia kinh tế luận bàn tại Tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 25/1.
DNVN - GS,TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, sự thông thoáng trong quy định xuất nhập khẩu sẽ là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp vàng phát huy thế mạnh cạnh tranh. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho ngành nghề sản xuất vốn là thế mạnh của Việt Nam.
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định 02/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23/8/2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
Dù liên tục “nhảy múa” trong những ngày cuối năm, song năm 2023 khép lại với mức tăng của vàng miếng mà cụ thể là vàng SJC tại thị trường trong nước ở mức hơn 10%.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua việc tăng cung vàng miếng SJC; đồng thời đánh giá việc triển khai Nghị định 24, trong đó sẽ đề xuất giải pháp quản lý thị trường vàng phù hợp. Ông Đào Xuân Tuấn - Vụ Trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) trả lời báo giới về vấn đề này.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân chính khiến giá vàng miếng SJC tăng trong thời gian qua là do yếu tố tâm lý trước đà biến động tăng của giá vàng thế giới.
Để hạn chế sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, nhiều ý kiến cho rằng cần sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng.
Thời gian qua, có thời điểm thị trường lại nóng lên bởi các vụ buôn lậu vàng được các cơ quan chức năng phát hiện, với những kỷ lục sau xô đổ kỷ lục trước.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, để hạn chế vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế, cần hướng tới phát triển một thị trường lành mạnh và hạn chế đầu cơ vàng, việc khuyến khích thị trường vàng trang sức mỹ nghệ như một ngành sản xuất hàng hóa, có cạnh tranh lành mạnh cũng là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo